Phát triển hệ thống kiểm nghiệm, giảm thiểu sự cố về an toàn thực phẩm

Hệ thống kiểm nghiệm đưa ra kết quả chính xác sẽ đáp ứng kịp thời yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý về an toàn thực phẩm.
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm các tháng cuối năm tại Hà Nội Gần 20 Sở Y tế các tỉnh, thành bị mạo danh kiểm tra an toàn thực phẩm Cục An toàn thực phẩm nói gì về chất Aspartame trong sản phẩm Laura Coffee?

Nâng cao năng lực kiểm nghiệm cho địa phương

Phát biểu tại hội nghị Khoa học Quốc tế Kiểm nghiệm Thực phẩm 2024 (diễn ra trong 2 ngày 24-25/10), Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, vai trò của khoa học - công nghệ nói chung và khoa học kiểm nghiệm thực phẩm nói riêng là một trong những nhiệm vụ được các cấp/các ngành đặc biệt quan tâm.

Phát triển hệ thống kiểm nghiệm, giảm thiểu sự cố về an toàn thực phẩm
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Trần Minh

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, những năm gần đây, thực phẩm phong phú về chủng loại và đa dạng về mẫu mã lưu thông rộng rãi trên thị trường. Một số sản phẩm thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Cơ quan quản lý nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm đồng thời chủ động phối hợp trong xây dựng quy định, chính sách pháp luật và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý các cơ sở vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Kiểm nghiệm thực phẩm đưa ra kết quả chính xác sẽ đáp ứng kịp thời yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý về an toàn thực phẩm.

Cho rằng hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm tại Việt Nam được đầu tư, tuy nhiên Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng nêu rõ, trang thiết bị hiện đại vẫn chủ yếu tập trung tại tuyến trung ương.

"Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan đang tích cực nâng cao năng lực kiểm nghiệm đối với tuyến địa phương thông qua cải tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, từng bước đầu tư trang thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ…", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Vì thế, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đánh giá hội nghị lần này là cơ hội để các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu trong nước được tiếp cận với phương thức quản lý thực phẩm hiệu quả và phổ biến hiện nay trên thế giới là quản lý dựa trên nguy cơ.

"Đồng thời hội nghị cũng giúp triển khai các kỹ thuật kiểm nghiệm tiên tiến, xây dựng các phương pháp thử khó và mang tính chất phức tạp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Từ đó, dần giải quyết được tính phức tạp của mẫu thực phẩm ngày càng đa dạng hơn đang lưu thông trên thị trường", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói và khẳng định thêm trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn hiện nay, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đòi hỏi sự nỗ lực và vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương.

Xếp loại nguy cơ thực phẩm để phòng ngừa, giám sát phù hợp

Chia sẻ tại hội nghị, TS Nguyễn Thị Phúc - Nhóm An ninh Y tế và các tình trạng Y tế Công cộng khẩn cấp, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam thông tin, trong năm 2010, thế giới có khoảng 600 triệu ca bệnh và 420.000 ca tử vong do 31 mối nguy thực phẩm gây ra. Trong đó, số các tác nhân truyền nhiễm gây ra tiêu chảy chiếm phần lớn các ca bệnh (550 triệu) và ca tử vong (230.000).

Phát triển hệ thống kiểm nghiệm, giảm thiểu sự cố về an toàn thực phẩm
TS. Nguyễn Thị Phúc - Nhóm An ninh Y tế và các tình trạng Y tế Công cộng khẩn cấp, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam - phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Trần Minh

TS. Nguyễn Thị Phúc đã chỉ ra 31 mối nguy hiểm từ thực phẩm như: Novo virus, Campylobacter spp, Non-typhoidal S. enterica, Enteropathogenic E.coli (EPEC), Enterotoxigenic E. coli (ETEC)…

Bà Phúc cho rằng, trở ngại lớn trong việc giải quyết thỏa đáng các mối quan ngại về an toàn thực phẩm là thiếu dữ liệu chính xác về toàn bộ mức độ và chi phí của các bệnh do thực phẩm gây ra, trong khí đó các dữ liệu này rất cần thiết để nhà hoạch định chính sách đặt ra các ưu tiên về sức khỏe công cộng và phân bổ nguồn lực.

Theo TS. Trần Cao Sơn - Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh thực phẩm, phân tích nguy cơ là một quá trình nhằm xác định các mối nguy, xác lập các ảnh hưởng đối với sức khỏe, tìm các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ, thông báo thông tin nhằm phòng tránh nguy cơ, phân loại các nguy cơ.

"Thực phẩm nào có nguy cơ cao nhất thì kiểm soát chặt nhất, việc xếp loại nguy cơ để từ đó chúng ta có biện pháp phòng ngừa, tần suất giám sát phù hợp. Tuy nhiên, thực tế, nghiên cứu đánh giá nguy cơ tại nước ta còn ít, mới chỉ tập trung vào mối nguy hóa học, mối nguy vi sinh đóng vai trò quan trọng thì ít nghiên cứu thực hiện", TS Sơn nói.

Vì thế, ông cho rằng, cần xây dựng và tạo điều kiện phát triển đơn vị đầu mối đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm, thiết lập hệ thống quản lý dữ liệu cho đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm, cũng như cơ chế chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức…

Cũng tại hội nghị, TS. Lars Niemann - Viện Đánh giá nguy cơ Liên bang Đức cho hay, hóa chất bảo vệ thực vật có các nhóm chính là chất diệt cỏ, chất diệt nấm, chất diệt côn trùng.

Theo đó, hóa chất bảo vệ thực vật được cho là có độc với các loài không phải mục tiêu, bao gồm cả con người và có thể gây ra tác động bất lợi đến môi trường và đa dạng sinh học. Chính vì vậy, hóa chất bảo vệ thực vật phải được quản lý nghiêm ngặt và đánh giá kỹ lưỡng về độc tính. Thai nhi, trẻ mới biết đi, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn (nam/nữ), phụ nữ mang thai, người già, người bệnh, người có nguy cơ đặc biệt… là những đối tượng cần bảo vệ khỏi hóa chất bảo vệ thực vật.

Trước sự phức tạp và đa dạng của các mối nguy an toàn thực phẩm trên, đòi hỏi các quốc gia cần phải có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả dựa trên bằng chứng khoa học và các dữ liệu nghiên cứu đáng tin cậy. Đánh giá nguy cơ là giải pháp khoa học được nhiều nước phát triển trên thế giới áp dụng và đã chứng minh hiệu quả, giúp cung cấp các bằng chứng khoa học cho công tác quản lý an toàn thực phẩm, góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng, tạo cơ sở cho việc mở rộng thương mại quốc tế về thực phẩm.

Tháng 7 vừa qua, Bộ Y tế đã phê duyệt Quyết định số 1936/QĐ-BYT về việc thành lập Trung tâm đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm thuộc Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia.

Đây là Trung tâm đánh giá nguy cơ đầu tiên thuộc Bộ Y tế của Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm giúp cung cấp các bằng chứng khoa học cho cơ quan quản lý từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nguy cơ và truyền thông nguy cơ hiệu quả, góp phần cải thiện hệ thống an toàn thực phẩm của quốc gia, giúp giảm thiểu ngộ độc thực phẩm, các bệnh do thực phẩm gây ra, thúc đẩy sự phát triển thương mại thực phẩm trong và ngoài nước.

Thảo Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Hội nghị khoa học gen PRISM 2025 với sự góp mặt của các chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học về gen tại Việt Nam.
Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Ba chuyên gia Hoa Kỳ phối hợp với Bộ Y tế điều tra dịch sởi tại Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), nơi đã ghi nhận nhiều ca bệnh.
Người nổi tiếng quảng cáo

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Bộ Y tế vừa yêu cầu xử lý một số người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng có dấu hiệu vi phạm.
Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Với quy định rõ ràng về trách nhiệm chủ thể tham gia thương mại điện tử, sẽ không còn tình trạng người nổi tiếng chối bỏ trách nhiệm khi quảng cáo sai sự thật.
Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố đã làm bàng hoàng người tiêu dùng cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Cả nước ghi nhận hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 ca tử vong. Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ, đẩy mạnh tiêm vaccine và kiểm soát dịch.
Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Từ ngày 1/7/2025, khi vận hành mô hình chính quyền 2 cấp, Bộ Y tế sẽ thành lập các Sở Y tế mới. Các trung tâm y tế tuyến huyện, quận, thị xã được tổ chức lại.
Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc 11 doanh nghiệp liên quan vụ sữa bột giả, kiểm tra công bố sản phẩm, giấy phép và xử lý vi phạm từ năm 2021 đến nay.
Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi

Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi'

Đã đến lúc cần ngăn chặn việc doanh nghiệp lợi dụng 'tự công bố' để đưa sản phẩm kém chất lượng ra thị trường, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng thuộc Hệ thống Y tế Vinmec chính thức được Tổ chức Dị ứng Thế giới công nhận là Trung tâm xuất sắc
Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Việt Nam ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.
Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Dự báo đến năm 2050, gần 3,5 triệu người có thể tử vong mỗi năm do nhiễm khuẩn bệnh viện, gấp 4,4 lần so với HIV/AIDS và các bệnh lây truyền...
Quảng Ninh ghi dấu ấn với 2 ca ghép thận lịch sử

Quảng Ninh ghi dấu ấn với 2 ca ghép thận lịch sử

Ngành y tế Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn quan trọng khi hoàn thành đồng thời hai ca ghép thận từ một người hiến tạng chết não.
Bộ Y tế: Truy nguồn gốc thực phẩm khiến 33 người ngộ độc ở Đồng Tháp

Bộ Y tế: Truy nguồn gốc thực phẩm khiến 33 người ngộ độc ở Đồng Tháp

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Đồng Tháp điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, xem xét tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở chế biến bữa ăn.
Nam thanh niên ở Hoà Bình tử vong vì chó dại cắn

Nam thanh niên ở Hoà Bình tử vong vì chó dại cắn

Không tiêm phòng sau khi bị chó lạ cắn, một thanh niên ở Hòa Bình đã tử vong vì bệnh dại. Ngành y tế địa phương phát cảnh báo đến người dân về vấn đề này.
Số ca nghi sởi tăng hơn 300 lần, Sở Y tế Đà Nẵng thông tin chính thức

Số ca nghi sởi tăng hơn 300 lần, Sở Y tế Đà Nẵng thông tin chính thức

Từ đầu năm 2025 đến nay, thành phố Đà Nẵng ghi nhận 3.700 ca nghi sởi, tăng hơn 300 lần so với cùng kỳ năm 2024 (11 ca).
5 tỉnh dẫn đầu về tiêm chủng vaccine phòng sởi

5 tỉnh dẫn đầu về tiêm chủng vaccine phòng sởi

Theo thống kê của Bộ Y tế, 5 địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng sởi cao nhất là Bắc Giang, Khánh Hòa, Phú Yên, Lạng Sơn và Tiền Giang.
Đánh thuế đồ uống có đường: Câu chuyện từ thực tiễn

Đánh thuế đồ uống có đường: Câu chuyện từ thực tiễn

Nhiều quốc gia trên thế giới như Đan Mạch, Na Uy và một số bang của Hoa Kỳ đã bỏ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường sau một thời gian áp dụng.
Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ gây sốt cao, ho ra máu

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ gây sốt cao, ho ra máu

Bộ Y tế thông tin việc xuất hiện bệnh lạ tại Nga gây sốt cao, ho ra máu. Bước đầu xác định do vi khuẩn Mycoplasma và đang theo dõi sát, khuyến cáo phòng bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển

Bộ trưởng Bộ Y tế: Nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, nhiều năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả nổi bật trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em...
Bộ Y tế vào cuộc vụ hành hung bác sĩ

Bộ Y tế vào cuộc vụ hành hung bác sĩ

Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm vụ bác sĩ bị hành hung tại Gia Lai, tăng cường an ninh, bảo vệ nhân viên y tế trong cơ sở khám chữa bệnh.
Phát hiện chất cấm trong 5 sản phẩm tăng cường sinh lý

Phát hiện chất cấm trong 5 sản phẩm tăng cường sinh lý

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát hiện 5 sản phẩm tăng cường sinh lý chứa chất cấm Sildenafil, Tadalafil, cảnh báo nguy cơ tim mạch.
Trẻ em thiếu vi chất dinh dưỡng: Dutch Lady có lời giải?

Trẻ em thiếu vi chất dinh dưỡng: Dutch Lady có lời giải?

Tình trạng thiếu vi chất ở trẻ em Việt Nam đang là vấn đề cấp bách. Dutch Lady vừa ra mắt sản phẩm sữa cải tiến, liệu có giải quyết được thách thức này?
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm khiến 37 người ngộ độc

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm khiến 37 người ngộ độc

Bộ Y tế chỉ đạo điều tra vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, xử lý vi phạm và tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hòa Bình: Gần 600 người nghèo được khám, cấp thuốc miễn phí

Hòa Bình: Gần 600 người nghèo được khám, cấp thuốc miễn phí

Ngày 30/3 tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Thanh tra tỉnh Hòa Bình cùng các nhà tài trợ đã khám, cấp thuốc miễn phí cho gần 600 người nghèo.
Mobile VerionPhiên bản di động