Thứ hai 23/12/2024 12:35

Xác định rõ bản chất “kinh tế chia sẻ” để quản lý

“Kinh tế chia sẻ” là một mô hình kinh doanh đang có xu thế phát triển mở rộng, cách tiếp cận quản lý còn lúng túng, cần xác định rõ bản chất mô hình này để thống nhất quan điểm đưa ra các chính sách quản lý phù hợp.  

“Kinh tế chia sẻ”, có thể hiểu là một mô hình kinh doanh khai thác các yếu tố tài nguyên sẵn có của người dùng đầu cuối kết hợp trên nền tảng công nghệ. Mô hình này thường do các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo xây dựng - đối tượng này không sở hữu bất kỳ một nhà máy, một kho hàng nào, nhưng họ lại có cả một kho tài nguyên sẵn có trên toàn cầu và luôn sẵn sàng tham gia thị trường bất cứ lúc nào có thể.

Mô hình "kinh tế chia sẻ" đang phát triển lan tỏa, tác động tới nền kinh tế Việt Nam

Ảnh minh họa

Theo ước tính, doanh thu từ mô hình “kinh tế chia sẻ” toàn cầu hiện nay đạt khoảng 15 tỷ USD, dự báo đạt khoảng 335 tỷ USD năm 2025. Một số điển hình thành công với mô hình “kinh tế chia sẻ” có thể kể đến như Grab, Uber, Lyft, Airbnb... Đây là các ứng dụng công nghệ vận hành trên nền tảng thiết bị di động, cho phép giao dịch giữa nhiều nhà cung cấp (cá nhân, đơn vị) với người tiêu dùng, khi tham gia thị trường đã làm thay đổi cách thức vận hành của ngành vận tải đường bộ, dịch vụ khách sạn/cho thuê nhà ở ngắn hạn... Trong đó, Uber và Airbnb mặc dù mới vận hành chưa đến 10 năm, nhưng giá trị doanh nghiệp của Uber đã được định giá ước tính khoảng 62,5 tỷ USD và Airbnb khoảng 25,5 tỷ USD.

Tại Việt Nam, mô hình “kinh tế chia sẻ” xuất hiện đã mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho người tiêu dùng, mà còn các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ là các tổ chức hay doanh nghiệp lớn cũng như các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ lẻ và các đơn vị cung cấp hạ tầng công nghệ. Tuy nhiên, do mô hình này còn rất mới mẻ, đa dạng về hình thức hoạt động, đối tượng tham gia, lĩnh vực kinh doanh, nên đang đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý.

Thực tế hoạt động kết nối vận tải của Uber, Grab… ở Việt Nam cho thấy, công tác quản lý vẫn chưa có cách tiếp cận phù hợp. Việc xác định ranh giới hoạt động của Uber, Grab là công ty công nghệ hay công ty kinh doanh dịch vụ vận tải, phân biệt ranh giới giữa dịch vụ xe taxi hay kinh doanh theo hợp đồng... của 2 doanh nghiệp này vẫn còn có ý kiến khác nhau, không thống nhất, do vậy vẫn chưa đưa ra được chính sách nhất quán để quản lý đảm hài hòa lợi ích song song với các mô hình kinh doanh truyền thống, cạnh tranh bình đẳng.

Bên cạnh đó, quản lý các giao dịch điện tử, thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia các mô hình “kinh tế chia sẻ” cũng như quản lý thuế… đối với loại hình này pháp luật của Việt Nam vẫn chưa bắt kịp xu thế để điều chỉnh.

Bộ Công Thương cho rằng, giải pháp quản lý hiện nay đối với Uber là cần thống nhất quan điểm về cách thức quản lý giữa các cơ quan chức năng có liên quan theo các lĩnh vực chuyên ngành. Tương tự với Airbnb, việc xác định mô hình hoạt động của ứng dụng này là cung cấp dịch vụ khách sạn/nhà ở ngắn hạn hay cung cấp dịch vụ công nghệ kết nối cá nhân/đơn vị nhỏ lẻ với người dùng thiết bị đầu cuối cũng cần phải có sự thống nhất trong việc định hình một cách rõ ràng, qua đó mới đưa ra được chính sách quản lý phù hợp.

Những ứng dụng kết nối di động sẽ ngày càng phổ biến, hoàn toàn không chỉ giới hạn ở các dịch vụ vận tải, nhà ở như nêu trên, mà còn sẽ lan tỏa tới các lĩnh vực khác như cho vay, giúp việc, dịch vụ đặt món ăn, y tế, giáo dục.... Cần phải xác định được rõ bản chất mô hình hoạt động kinh doanh của các ứng dụng này như thế nào, từ đó thống nhất quan điểm ở nhiều góc độ chuyên ngành khác nhau (quản lý thuế, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ dữ liệu cá nhân, quản lý kinh doanh xuyên biên giới...) để đưa ra chính sách quản lý đảm bảo tối đa nhu cầu của người sử dụng đầu cuối, mà vẫn không đi ngược lại xu thế phát triển của công nghệ và mô hình “kinh tế chia sẻ” trên toàn cầu./.

Ngọc Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Pháp lý tài sản số trước thềm ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024

Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam