Hoàng Su Phì - Hà Giang:

Xác định 3 khâu đột phá, 6 chương trình trọng tâm

Hoàng Su Phì là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang, bởi địa hình giao thông phức tạp, điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt... Phát triển cây, con thế mạnh của địa phương ra sao, mô hình nào phù hợp để người dân nâng cao đời sống phát triển kinh tế bền vững luôn là điều mà lãnh đạo địa phương quan tâm. Với ông Hoàng Hải Lý - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HÐND huyện thì những trăn trở, tính toán đó luôn “đeo bám” thường trực…
Xác định 3 khâu đột phá, 6 chương trình trọng tâm
Bí thư Hoàng Su Phì (ngoài cùng bên trái) giới thiệu mô hình phát triển kinh tế của địa phương với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Giang

Phát triển sản xuất gắn với thu mua, tiêu thụ sản phẩm

Có đến ngót 10 năm tôi mới trở lại Hoàng Su Phì. Vẫn con đường ấy, quanh co khúc khuỷu, dốc đứng. Có chăng sự thay đổi là những nếp nhà vững trãi hơn xuất hiện thưa thớt… Ngồi cùng xe với Bí thư Huyện ủy Hoàng Hải Lý từ huyện vùng thấp Bắc Quang lên với Hoàng Su Phì, trong câu chuyện chia sẻ mới thấy hết được những khó khăn trong phát triển sản xuất hàng hóa, sản xuất nông nghiệp. Từ tìm đầu ra cho những hàng hóa có thế mạnh như cây đỗ tương, củ cải, đến việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư cho chế biến, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho những sản phẩm nông sản, sản phẩm có thế mạnh… Có thể nhận thấy rõ kết quả quan trọng mà Hoàng Su Phì đạt được trong giai đoạn vừa qua đó là đã chú trọng phát triển sản xuất gắn với thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho bà con nông dân, nhằm xóa đói, giảm nghèo bền vững. Trong đó, việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm nông sản là một trong những bước đi đột phá mà Hoàng Su Phì đã thực hiện thành công…

Nhiệm kỳ qua, Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì đã có những giải pháp rất cụ thể để thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất theo chuỗi sản phẩm kèm theo các cơ chế hỗ trợ để kích thích người dân tích cực tham gia. Trong 5 năm, huyện Hoàng Su Phì đã xây dựng nhiều dự án sản xuất kinh doanh dựa trên việc khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy nhanh tiến độ xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn. Đối với các xã có lợi thế về cây chè Shan tuyết cổ thụ thì quy hoạch thành vùng, tạo cơ chế thu hút các cơ sở đầu tư tham gia vào tiêu thụ, chế biến các sản phẩm chè. Hỗ trợ người dân trong quá trình sản xuất, thu hái, bảo quản; tạo điều kiện cho doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm. Đối với những vùng có lợi thế về phát triển chăn nuôi, trồng trọt huyện cũng quy hoạch để sản xuất sản phẩm hàng hóa, xây dựng thương hiệu, bao tiêu sản phẩm theo đặc thù riêng của vùng.

Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế

Đặc biệt, Hoàng Su Phì có sự phát triển và hoạt động hiệu quả của một số Hợp tác xã (HTX) theo ngành nghề, giúp nâng cao giá trị nông sản cho bà con. Ví dụ như HTX Thương mại – Dịch vụ hiện phát huy tính hiệu quả qua việc liên kết với bà con nông dân đó là thông qua ký kết những hợp đồng sản xuất từ HTX với nông dân các xã, đồng thời ký kết tiêu thụ sản phẩm cho bà con, đặc biệt là sản phẩm chè. Hay HTX Thương mại – Dịch vụ chế biến Hoàng Su Phì đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện triển khai thực hiện mô hình trồng củ cải tập trung theo quy trình sản xuất VietGap tại một số thôn của xã Pố Lồ và xã Bản Luốc. Đồng thời, đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm củ cải nương cung cấp ra thị trường... Không những vậy, HTX còn thực hiện thu mua mật ong và gạo trên địa bàn huyện chế biến thành hàng hóa cung ứng ra thị trường. Tham gia xây dựng các nhãn hiệu bảo hộ độc quyền cho từng sản phẩm như: Nhãn hiệu củ cải nương; mật ong hốc; gạo Huổi khu. Sản phẩm rượu thóc Nàng Đôn của địa phương cũng được đăng ký nhãn hiệu bảo hộ độc quyền. Cùng với đó, việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện cũng đạt những kết quả khả quan. Hiện toàn huyện có trên 20 mô hình kinh tế nông nghiệp hoạt động hiệu quả…

Từ những kết quả đạt được, Nghị quyết Đảng bộ Hoàng Su Phì lần thứ 20 đã xác định rõ 3 khâu đột phá sẽ hướng đến trong thời gian tới là đột phá về kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác gắn với tổ chức lại sản xuất cho nhân dân; phát triển đô thị miền núi; cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công. Cùng với đó, 6 chương trình trọng tâm cũng đã được địa phương đề ra gồm phát triển thương mại biên giới và dịch vụ nông thôn; phát triển cây dược liệu, quy tụ dân cư; xây dựng nông thôn mới; phát triển văn hóa du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị.

Nguyễn Quang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Giới thiệu nét văn hoá đặc trưng của 54 dân tộc Việt Nam

Giới thiệu nét văn hoá đặc trưng của 54 dân tộc Việt Nam

Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Xem thêm