Chủ nhật 29/12/2024 08:17

Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gạo Việt sang Philippines sẽ tiếp tục khởi sắc

Tại thị trường Philippines, gạo Việt Nam có nhiều lợi thế, song các doanh nghiệp phải bám sát thị trường, tổ chức kinh doanh hiệu quả, bền vững.

Vượt Thái Lan, gạo Việt Nam giữ vị thế số 1 khi xuất khẩu vào thị trường Philippines

Tham tán Thương mại - Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines Phùng Văn Thành cho biết, gạo vừa là sản phẩm truyền thống và đồng thời là mặt hàng xuất khẩu chủ lực tạo nên vị thế vững chắc tại Philippines. Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Philippines chủ yếu là gạo DT8, 5451, 504 gạo nếp.

Những năm trước đây, Philippines mua gạo theo phương thức đàm phán liên Chính phủ (G2G), Việt Nam luôn phải cạnh tranh cùng với Thái Lan, là hai đối tác xuất khẩu gạo lớn cho Philippines. Tuy nhiên, kể từ năm 2019, khi Philippines ban hành và thực thi Luật số 11203 cho phép tự do xuất nhập khẩu và thương mại gạo, dỡ bỏ hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu gạo thì Việt Nam đã vượt qua Thái Lan trở thành nhà cung ứng gạo quan trọng, luôn giữ vị thế số 1 xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines.

Tại thị trường Philippines, gạo Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với các thị trường khác. Ảnh minh họa

Thương vụ nhận định, tại thị trường Philippines gạo Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với các thị trường khác do:

Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp gạo của Việt Nam đã có quan hệ bạn hàng lâu năm với các nhà nhập khẩu gạo của Philippines, đã tạo được uy tín, lòng tin trong xuất khẩu gạo.

Thứ hai, gạo của Việt Nam có phẩm cấp chất lượng vừa phải, phù hợp với thị hiếu, thói quen tiêu dùng và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Philippines, từ số lượng lớn dân số có thu nhập trung bình và thấp cho đến các tầng lớp giàu có, giá cả phải chăng nên có tính cạnh tranh.

Thứ ba, nguồn cung gạo của Việt Nam ổn định, cả về số lượng và giá cả, có thể đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu hàng năm của Philippines. Chưa kể, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam - Philippines có nhiều thuận lợi nên chi phí thấp và thuận tiện trong chuyên trở.

Thứ tư, Việt Nam cũng tận dụng được ưu thế trong các Hiệp định thương mại song phương và đa phương mà hai bên tham gia (Hiệp định song phương, Hiệp định trong Asean, Hiệp định Asean và các đối tác như ATIGA, RCEP…), trong khi các đối tác ngoài Asean của Philippines như Ấn Độ, Pakistan... không có.

Với những lợi thế kể trên, trong một vài năm trở lại đây, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines tăng trưởng ấn tượng.

Đơn cử, năm 2019 xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines lần đầu tiên đạt trên 2,1 triệu tấn. Đến năm 2020, con số này là trên 2,2 triệu tấn, và kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD. Năm 2022, Philippines nhập khẩu trên 3,826 triệu tấn gạo, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 3,2 triệu tấn, chiếm gần 85% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines.

Sang đến năm 2023, Philippines nhập khẩu 3,567 triệu tấn gạo. Trong đó lượng gạo Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này đạt 3,1 triệu tấn, chiếm gần 87% tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines.

"Với lượng gạo nhập khẩu hàng năm trung bình chiếm khoảng 85% trong tổng lượng gạo nhập khẩu, đối với Philippines, gạo của Việt Nam không chỉ là mặt hàng nhập khẩu thông thường phục vụ tiêu dùng, mà còn là mặt hàng quan trọng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, ổn định kinh tế vĩ mô" - Thương vụ Việt Nam tại Philippines nhận định và đánh giá.

Bám sát thị trường, kinh doanh bền vững

Cũng theo thông tin dự báo từ Thương vụ, mặc dù sẽ gặp không ít khó khăn nhưng trong những năm tới, gạo Việt Nam dự báo vẫn sẽ giữ vững vị trí số 1 tại thị trường Philippines. Kết quả xuất khẩu gạo thời gian qua là thành công của Việt Nam tại thị trường Philippines và dư địa cũng như cơ hội vẫn còn rất lớn để doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục khai thác mở rộng thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu thị trường này.

Theo báo cáo của Cơ quan quản lý xuất khẩu nông sản - Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), lượng gạo nhập khẩu của Philippines năm 2024 sẽ ở mức 4 triệu tấn, thay vì mức dự báo 4,1 triệu tấn như trước đây. USDA hạ dự báo sản lượng gạo nhập khẩu của Philippines do sản xuất lúa trong nước của Philippines hy vọng sẽ đáp ứng được mức tăng nhẹ của nhu cầu tiêu thụ trong nước. Dù vậy, cơ hội cho ngành lúa gạo Việt Nam tại thị trường này vẫn còn rất lớn.

Dù có nhiều lợi thế xuất khẩu, song các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm đối tác, chú trọng chất lượng gạo, xây dựng thương hiệu... Ảnh minh họa

Philippines trong những năm gần đây luôn là thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam, vì vậy, để chuẩn bị cho những biến động của thị trường năm 2024, ông Phùng Văn Thành khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước bên cạnh tranh thủ những cơ hội mới ở những thị trường mới, cũng vẫn cần phải luôn quan tâm duy trì đảm bảo vị thế số 1 xuất khẩu gạo của Việt Nam tại thị trường Philippines. Bởi hiện nay, Thái Lan cũng đang tìm cách gia tăng sản lượng, thị phần xuất khẩu gạo vào Philippines và cạnh tranh với gạo của Việt Nam.

Do vậy, Thương vụ đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục phối hợp tốt với Bộ Công Thương, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Philippines để triển khai các chương trình xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm gạo của Việt Nam.

Cùng đó tiếp tục giữ vững và đảm bảo chất lượng gạo ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm gạo xuất khẩu qua đó góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với mặt hàng gạo vào thị trường Philippines.

Mặt khác, Thương vụ khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu cần đa dạng các mặt hàng gạo xuất khẩu, không chỉ quá tập trung vào các sản phẩm gạo có chất lượng cao phục vụ cho người có thu nhập cao, mà còn cần khai thác tiềm năng của các loại gạo chất lượng trung bình, chất lượng thấp hơn để phục vụ cho một số lượng lớn người dân có thu nhập trung bình và thấp.

Hoàng Giang
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Philippines

Tin cùng chuyên mục

Thương mại song phương Việt Nam - Philippines vượt 8 tỷ USD

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Nigeria

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 28/12/2024: Ukraine mở mặt trận thứ hai

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Ucraina

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/12: Quân Nga dội đòn bất ngờ

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ (kiêm nhiệm Liechtenstein)

Bản tin quân sự thế giới ngày 27/12/2024: Trung Quốc giới thiệu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Italy

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Viễn Đông

Nga - Trung Quốc đạt bước tiến mới về hợp tác năng lượng

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm Syria và Iraq)

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ

Mời tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư toàn cầu tại bang Kerala, Ấn Độ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/12: Lữ đoàn 'chuẩn NATO' rút lui; UAV Ukraine đánh sập căn cứ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

“Nội soi” khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt

Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ?