Thứ hai 23/12/2024 08:55

Vĩnh Phúc cấp chứng nhận đầu tư cho 6 dự án trong khu công nghiệp

Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới cho 6 dự án, trong đó 3 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 3 dự án của nhà đầu tư trong nước (DDI). Ngoài ra, còn cấp giấy chứng nhận đăng ký điều chỉnh cho 5 dự án FDI.

Theo Ban quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Vĩnh Phúc, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, song nhờ nỗ lực thực hiện các chính sách cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội… nên dòng vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh đã tăng mạnh ngay trong tháng đầu tiên của năm 2022.

Cụ thể, trong tháng 1/2022, Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới cho 6 dự án, gồm 3 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 63 triệu USD và 3 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 30,2 tỷ đồng. Ngoài ra, còn cấp cấp giấy chứng nhận đăng ký điều chỉnh tăng vốn cho 5 lượt dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm hơn 23 triệu USD. Dự báo trong tháng 2/2022, Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho khoảng 5 dự án, trong đó có 3 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 8-10 triệu USD và 2 dự án DDI với số vốn đầu tư đăng ký khoảng 100 tỷ đồng. Trước đó, năm 2021, các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 45 dự án đầu tư mới, bao gồm cả FDI và DDI.

Lũy kế đến nay, các KCN của tỉnh đang thu hút được 422 dự án, gồm 84 dự án DDI với tổng vốn đầu tư hơn 22.054 tỷ đồng và 338 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 5,5 tỷ USD, trong đó, có 354 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 84% tổng số dự án. Hầu hết các dự án thu hút mới và đăng ký tăng vốn đều thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, có công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường, phù hợp với các tiêu chí lựa chọn đầu tư của tỉnh.

Vĩnh Phúc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN

Nhằm tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN, trong tháng 1/2022, Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã trình UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 KCN Nam Bình Xuyên; phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 KCN Bá Thiện (lần 2). Đồng thời, ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án KCN Nam Bình Xuyên; chỉ đạo triển khai đầu tư xây dựng, phát triển các KCN: Sông Lô I, Sông Lô II, Thái Hòa - Liễn Sơn - Liên Hòa, Tam Dương I - khu vực 2, Nam Bình Xuyên, Sơn Lôi.

Thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đôn đốc, hỗ trợ các chủ đầu tư hạ tầng các KCN đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN trên phần diện tích đất đã đền bù giải phóng mặt bằng, sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư. Cùng với đó, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và thực thi công vụ gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính, tạo điều kiện tối đa để các dự án triển khai nhanh và hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, năm 2022, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tập trung giảm chi phí cho doanh nghiệp. Cùng với đó, thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư đón đầu cơ hội mở ra sau đại dịch Covid-19.
Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Vĩnh Phúc

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản