Chủ nhật 24/11/2024 18:22

Việt Nam rộng cửa xuất khẩu gạo nhờ các FTA

Nhu cầu gạo toàn cầu sẽ đạt 500 triệu tấn trong 10 năm tới, trong khi các hiệp định thương mại tự do sẽ giúp Việt Nam mở cửa nhiều thị trường.

Nhận định nêu trên được nhiều ý kiến chia sẻ tại hội thảo về Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo diễn ra tại Hà Nội ngày 25/8. Theo Phó viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) - Tiến sĩ Trần Công Thắng, châu Á chiếm khoảng 2/3 tổng cầu về gạo của thế giới vào năm 2030, đặc biệt là nhu cầu đối với các loại gạo chất lượng cao.

Trong khi đó, nhiều nước nhập khẩu không thể đẩy mạnh sản xuất do hạn chế về điều kiện tự nhiên và nguồn lực.Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu gạo tiếp tục tăng lên với tốc độ bình quân 1,5% mỗi năm.

Ngoài ra, cơ hội cho gạo xuất khẩu được mở rộng thị trường khi Việt Nam tham gia ngày càng nhiều các hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế quan. Cùng với đó, sự đầu tư của doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, sự phát triển của khoa học công nghệ về giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến... là những yếu tố để đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất lúa gạo.

Về xuất khẩu, theo chuyên gia Ipsard, Việt Nam và Thái Lan sẽ chiếm hơn 47% xuất khẩu gạo thế giới trong vài năm tới, đóng góp 87% vào tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này trên toàn cầu. Ngoài Thái Lan, các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam sẽ gồm Ấn Độ, Pakistan, Mỹ... Myanmar cũng có triển vọng trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn tại châu Á nhưng khả năng cạnh tranh với Việt Nam là chưa rõ ràng.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp), từ đầu năm đến nay, gạo xuất khẩu gặp không ít khó khăn và dự kiến tình trạng này không có nhiều biến chuyển nhiều trong 1-2 năm tới. Ngoài vấn đề đất đai, ngành lúa gạo đang đối mặt với nhiều thách thức khác như: thay đổi nhu cầu tiêu thụ, áp lực cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác, chính sách tự cấp giảm nhập khẩu của đối tác, biến động giá gạo. Song, nếu xét ở trung và dài hạn cơ quan này cho biết Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội xuất khẩu gạo.

Do đó, Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đang được cơ quan quản lý lấy ý kiến của các đơn vị liên quan, trong đó đề cập một số giải pháp cho từng vùng sản xuất. Theo đó, đồng bằng sông Cửu Long tập trung các giống chất lượng cao hướng tới xuất khẩu là chính. Đồng bằng sông Hồng và các vùng sản xuất lúa hàng hóa, còn lại tập trung cho thị trường nội địa.

Theo VnExpress

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng