Thứ tư 04/12/2024 16:28

Việt Nam nhập khẩu máy móc, thiết bị từ những thị trường nào?

Trung Quốc là thị trường cung cấp máy móc, thiết bị lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng năm 2024, đạt kim ngạch 18,43 tỷ USD, tăng 29,2% so cùng kỳ năm trước..

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2024, Việt Nam đã ghi nhận 39/53 nhóm hàng đạt trị giá nhập khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 1 nhóm so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, có 2 nhóm hàng nhập khẩu đạt trị giá lớn là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 69,24 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 31,36 tỷ USD.

Nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị về Việt Nam tháng 8/2024 tăng 2,3% so với tháng 7/2024 (tương ứng tăng 100 triệu USD) và tăng 21,4% so với tháng 8/2023, đạt 4,54 tỷ USD.

Cụ thể, lũy kế 8 tháng năm 2024, nhập khẩu nhóm hàng này đạt 31,36 tỷ USD, tăng 17,1% so với 8 tháng đầu năm 2023.

8 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 31,3 tỷ USD nhập khẩu máy móc, thiết bị, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 59%. Ảnh: TH

Máy móc, thiết bị nhập khẩu về Việt Nam phần lớn có xuất xứ từ thị trường Trung Quốc chiếm 58,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt trên 18,43 tỷ USD, tăng 29,2% so với 8 tháng đầu năm 2023; trong đó riêng tháng 8/2024 đạt trên 2,72 tỷ USD, tăng 2,1% so với tháng 7/2024 và tăng 30,5% so với tháng 8/2023.

Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 11,7%, đạt trên 3,68 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước; riêng tháng 8/2024 nhập khẩu từ thị trường này đạt 514,09 triệu USD, tăng 2,3% so với tháng 7/2024 và tăng 12,7% so với cùng tháng năm trước.

Tiếp theo thị trường Hàn Quốc là thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 8,1%, đạt 2,54 tỷ USD, giảm 4,08% so với cùng kỳ năm trước; riêng tháng 8/2024 nhập khẩu từ thị trường này đạt 328,03 triệu USD, tăng 6,5 % so với tháng 7/2024 và giảm 1,5% so với cùng tháng năm trước.

Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

Tiếp đến thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đạt 899 triệu USD, tăng 5,71% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 2,9% tỷ trọng; nhập từ EU trên 1,94 tỷ USD, tăng 3,9% so với 8 tháng đầu năm 2023; nhập từ thị trường Đông Nam Á tăng 5,2%, đạt 1,59 tỷ USD, chiếm 5,1%.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu máy móc, thiết bị sang các thị trường trong 8 tháng năm 2024 đạt 32,76 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, Việt Nam xuất siêu nhóm hàng máy móc, thiết bị đạt trên 1,4 tỷ USD.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Lựa chọn dịch vụ logistics mới cho hàng xuất khẩu đi châu Âu

Logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Thấy gì từ việc Việt Nam lọt Top 30 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới?

Xuất khẩu cao su sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng khả quan

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng cho Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Đâu là lý do khiến xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD?

Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD