Thứ ba 26/11/2024 01:08

Việt Nam góp ý định hướng hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Đông Á

Trong khuôn khổ AEM-55, Việt Nam góp ý định hướng hợp tác kinh tế giữa ASEAN và các đối tác Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Đông Á...

Ngày 21/8/2023, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 55, các Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Kinh tế giữa ASEAN và các nước đối tác Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Đông Á và Hội nghị Bộ trưởng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã lần lượt diễn ra tại Semarang, Indonesia, với sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế các nước thành viên ASEAN và Bộ trưởng Kinh tế của từng nước đối tác. Đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị gồm đại diện các Bộ Công Thương, Ngoại giao, Tài chính.

Tại Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, các nước ghi nhận tiến độ triển khai Kế hoạch làm việc triển khai Khuôn khổ Thỏa thuận khung Thương mại và Đầu tư ASEAN và Hoa Kỳ (TIFA) và Sáng kiến Hợp tác Kinh tế mở rộng (E3) giai đoạn 2022-2023 và thông qua Kế hoạch làm việc TIFA và E3 ASEAN-Hoa Kỳ giai đoạn 2023-2024, tập trung vào các lĩnh vực như kinh tế kỹ thuật số, phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), lao động và môi trường, thực hành pháp luật tốt, phát triển nguồn vốn con người, tạo thuận lợi thương mại.

Về hợp tác ASEAN –Trung Quốc, các Bộ trưởng nhất trí thông qua Sáng kiến của Trung Quốc về tăng cường hợp tác thương mại điện tử ASEAN – Trung Quốc với mục tiêu thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp MSME, nâng cao năng lực, chia sẻ kinh nghiệm và tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới. Các Bộ trưởng cũng thảo luận về tình hình đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, hướng tới mục tiêu cơ bản hoàn tất đàm phán nâng cấp hiệp định này trong năm 2024.

Với Nga, các Bộ trưởng ghi nhận tiến độ triển khai Chương trình hợp tác giữa ASEAN và Ủy ban Kinh tế Á – Âu giai đoạn 2020-2025 cũng như tình hình thực hiện Lộ trình và Chương trình hợp tác Thương mại và Đầu tư ASEAN – Nga giai đoạn 2021-2025, tập trung vào các lĩnh vực như kinh doanh và công nghiệp; doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; khoa học, công nghệ và đổi mới; sở hữu trí tuệ; biến đổi khí hậu; năng lượng; vận tải...

Tại Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Ấn Độ, các nước nhất trí thông qua các tài liệu chuẩn bị cho việc rà soát, nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIGA), bao gồm: Điều khoản tham chiếu cho Ủy ban hỗn hợp Hiệp định AITIGA, Kế hoạch làm việc và Cấu trúc đàm phán cho việc rà soát.

Các nước cũng thảo luận với Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Ấn Độ về các đề xuất của Hội đồng liên quan đến việc thúc đẩy rà soát, nâng cấp Hiệp định AITIGA theo hướng thuận lợi hóa thương mại, đơn giản hóa các hàng rào phi thuế quan bằng cách hài hòa tiêu chuẩn và công nhận lẫn nhau, giảm thiểu các yêu cầu ở cửa khẩu, tăng cường hợp tác ở các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ... nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ.

Về hợp tác ASEAN – Đông Á, các Bộ trưởng dành thời gian trao đổi về tình hình kinh tế khu vực và toàn cầu và nghe Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á trình bày về nghiên cứu “Thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn thông qua số hóa: Chiến lược hành động tập thể ở các quốc gia thuộc Hội nghị thượng đỉnh Đông Á”.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Hiệp định RCEP, các nước ghi nhận việc Indonesia và Philippines đã hoàn tất việc phê duyệt Hiệp định RCEP trong nước, giúp Hiệp định chính thức có hiệu lực với tất cả các nước ký kết. Các Bộ trưởng cũng thông qua các tài liệu liên quan đến việc thành lập Bộ phận Hỗ trợ thực thi Hiệp định RCEP trong Ban Thư ký ASEAN (RSU), bao gồm: Điều khoản tham chiếu của RSU và Tài liệu về việc bố trí kinh phí cho RSU, qua đó tạo cơ sở cho việc thành lập RSU, thúc đẩy việc thực thi hiệu quả Hiệp định trong tương lai.

Bên lề Hội nghị, các nước cũng chứng kiến Lễ ký Nghị định thư thứ hai sửa đổi Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia – New Zealand giữa bốn nước: Indonesia (nước Chủ tịch ASEAN 2023), Brunei (nước điều phối quan hệ kinh tế ASEAN – Australia – New Zealand), Australia và New Zealand. Các nước còn lại dự kiến sẽ lần lượt ký sau khi hoàn tất thủ tục trong nước của mình.

Tham gia thảo luận tại các hội nghị trên, Việt Nam đã tích cực đóng góp ý kiến về định hướng hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối trong thời gian tới nhằm mục tiêu đạt được những lợi ích thiết thực cho Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung như củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phát triển kinh tế bền vững.

Kết quả của các Hội nghị trên sẽ góp phần vào thành công chung của chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Kinh bế ASEAN lần thứ 55 và các hội nghị liên quan.

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 55 (AEM-55) diễn ra từ ngày 17 - 22/8/2023 tại Indonesia, Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đã có nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng như: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia Arsjad Rasjid; tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan; tham dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam lần thứ 15 tại thành phố Semarang, Indonesia.

Trước đó, trong khuôn khổAEM-55, các Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Kinh tế giữa ASEAN và các nước đối tác gồm: Liên minh châu Âu, Canada, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Hồng Kông - Trung Quốc đã lần lượt diễn ra.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Tin cùng chuyên mục

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

4 năm ký kết Hiệp định RCEP: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày