Thứ bảy 28/12/2024 18:24

Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Đây là nhận định nêu tại hội thảo tham vấn báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia 2030 vì sự phát triển bền vững.

Hội thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên hợp quốc và Tổ chức Hợp tác Đức (GIZ) tổ chức tại Hà Nội ngày 26/11/2024 nhằm nhìn lại việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Báo cáo cho biết, trên phương diện so sánh quốc tế, Việt Nam được đánh giá là một điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Trên phạm vi toàn cầu, thứ hạng của Việt Nam về kết quả thực hiện SDGs liên tục tăng lên trong giai đoạn 2016-2024.

Theo đó, Việt Nam từ xếp hạng 88/149 nước năm 2016 đã tăng lên 54/166 quốc gia được xếp hạng năm 2024. Về điểm số, năm 2024, chỉ số phát triển bền vững (SDI) của Việt Nam đạt 73,32 điểm, cao hơn mức trung bình toàn cầu. Điểm số và vị trí của Việt Nam có sự cải thiện so với xếp hạng được công bố năm 2023. Trong khu vực Đông và Nam Á, Việt Nam chỉ xếp sau Thái Lan.

Báo cáo tại hội thảo cũng cho biết, Việt Nam đạt được điểm số tốt nhất ở SDG1 (chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi), SDG4 (đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện), SDG11 (phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu), SDG12 (đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững) và SDG13 (ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai).

Việt Nam hiện xếp thứ 54/166 quốc gia được xếp hạng năm 2024 về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Ba mục tiêu có điểm số thấp nhất là SDG15 (bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học), SDG14 (bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển) và SDG9 (xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững).

Xét trong nhóm các quốc gia có mức thu nhập tương đương, Việt Nam có sự thể hiện tương đối ấn tượng. So sánh với các quốc gia trong cùng phân khúc, Việt Nam đứng thứ 3/88 quốc gia được xếp hạng trong nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp (sau Ukraina và Kyrgyzstan) và đứng thứ 12/88 quốc gia có thu nhập trung bình (cả thấp và cao

Có thể thấy, bối cảnh thế giới sau đại dịch Covid-19 có rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các SDGs trên phạm vi toàn cầu, khu vực và ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, tiến độ thực hiện các SDGs đều có xu hướng chậm lại đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn nữa của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cần nỗ lực để duy trì đà tăng trưởng, thúc đẩy bình đẳng và đảm bảo tính bao trùm trong tiến trình thực hiện SDGs, trong bối cảnh hậu đại dịch và các thách thức từ biến đổi khí hậu, già hóa dân số, suy thoái môi trường. Cần thúc đẩy hợp tác đa phương để ứng phó với các thách thức toàn cầu, tăng cường cam kết và huy động nguồn lực từ các bên liên quan để hiện thực hóa tầm nhìn về sự phát triển bền vững đến năm 2030.

Báo cáo cũng nêu lên một số thách thức với Việt Nam trong việc thực hiện các SDG đến năm 2030.

Thứ nhất, thiếu hụt nguồn lực tài chính. Nguồn ODA giảm rõ rệt, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, nguồn FDI vẫn tiếp tục tăng song chất lượng cũng như mức độ lan tỏa của khu vực FDI tới phát triển bền vững đất nước chưa thực sự rõ rệt, nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước chưa thể hiện được vai trò là động lực của tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước như kỳ vọng.

Bên cạnh đó, phân bổ ngân sách chưa hợp lý và thiếu các chính sách hỗ trợ đặc thù cho các vùng khó khăn là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ tụt hậu của các địa bàn này trong quá trình thực hiện chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững (SDG NAP)”, báo cáo nhận định.

Thứ hai, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong khu vực công còn yếu, chưa thu hút được sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cộng đồng người dân trong việc huy động nguồn lực và trực tiếp thực hiện các SDGs. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các cơ quan, đơn vị là một hạn chế thấy rõ. Nhiều sáng kiến trong thực hiện chương trinh đã được triển khai, nhưng vẫn còn mang tính đơn lẻ ở một số bộ, ngành và tỉnh, thành phố.

Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân vào năng lượng tái tạo, sản xuất và tiêu dùng xanh hơn, sạch hơn, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế phát thải thấp, mô hình kinh doanh bao trùm, tạo tác động... chưa đủ mạnh để biến những nguồn lực trong khu vực tư nhân trở thành một nguồn tài chính cơ bản để thực hiện SDG NAP.

Thứ ba, hệ thống báo cáo, giám sát và đánh giá thực hiện SDG chưa hoàn thiện và đồng bộ. Việc thu thập và xử lý dữ liệu về các SDGs còn chưa đồng bộ và toàn diện. Bên cạnh đó, công tác số hóa và ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập thông tin, tổng hợp số liệu các chỉ tiêu SDG còn chậm.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển bền vững

Tin cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy: Bộ Nội vụ thông tin về chế độ đối với cán bộ

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Nhân sự 27/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hà Giang, Bắc Giang có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 của Cục Công nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân