Vì sao phải thực hiện điều chỉnh phụ tải điện?

Điều chỉnh phụ tải (DR) là một trong những giải pháp quan trọng thực hiện chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện.
Ngành điện Tuyên Quang tham gia điều chỉnh phụ tải điện phi thương mại và tiết kiệm điện Không có chuyện kêu gọi doanh nghiệp tiết giảm 30% mức sử dụng điện

Thời gian vừa qua, có một số thông tin liên quan đến Chương trình điều chỉnh phụ tải điện tại Việt Nam, có thể gây hiểu lầm về việc cung cấp điện. Để làm rõ hơn về vấn đề này, Báo Công Thương xin cung cấp một số thông tin về chương trình này.

Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương thì điều chỉnh phụ tải điện (gọi tắt là DR) là một trong những chương trình quản lý nhu cầu điện nhằm khuyến khích khách hàng chủ động điều chỉnh giảm nhu cầu sử dụng điện được cung cấp từ hệ thống điện quốc gia theo các tín hiệu về giá điện hoặc các cơ chế khuyến khích khi có yêu cầu của đơn vị thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện, góp phần giảm công suất cực đại vào giờ cao điểm của hệ thống điện, giảm tình trạng lưới điện bị quá tải hoặc cần nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống điện.

Như vậy, chương trình DR được xây dựng, thiết kế và triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp với các mục tiêu, nội dung của Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 08/3/2018 (sau đây viết tắt là Chương trình quốc gia về DSM); đẩy mạnh triển khai Chương trình DR để Chương trình DR trở thành chương trình trọng tâm, chiến lược và đóng góp phần lớn vào việc thực hiện các mục tiêu cụ thể của Chương trình quốc gia về DSM.

Một trong những mục tiêu cụ thể của chương trình DSM là phấn đấu giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia (so với dự báo nhu cầu phụ tải điện trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia) Khoảng 300 MW vào năm 2020, 1.000 MW vào năm 2025 và 2.000 MW vào năm 2030.

Việc thực hiện Chương trình DR là một hoạt động, giải pháp trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực nhằm tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị, góp phần đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế chung của hệ thống điện gắn với phát triển bền vững ngành điện, ngành năng lượng; Đồng thời giúp giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện vùng, miền và từng Công ty Điện lực tỉnh nhằm giảm nhu cầu về vốn đầu tư để xây dựng mới, mở rộng hệ thống điện, góp phần giảm áp lực tăng giá điện, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng và phát triển bền vững.

Vì sao phải thực hiện điều chỉnh phụ tải?
Ảnh minh họa

Chương trình DR được triển khai phù hợp với cơ chế chính sách hiện hành, điều kiện cơ sở hạ tầng ngành điện, xu hướng phát triển của ngành năng lượng và quy hoạch phát triển điện lực, đảm bảo tối ưu mọi nguồn lực xã hội, hiệu quả và lợi ích của khách hàng sử dụng điện và các đơn vị điện lực.

Về nguyên tắc, chương trình DR được thực hiện dựa trên 3 nguyên tắc: (1) Cân bằng cung cầu trong trường hợp hệ thống điện thiếu nguồn điện; (2) Giảm tình trạng quá tải hoặc vượt giới hạn truyền tải, loại trừ nguy cơ quá tải lưới điện (trừ trường hợp sa thải phụ tải khẩn cấp); (3) Nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống điện.

Chương trình DSM nói chung và DR nói riêng đã được triển khai phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam từ những năm 2.000 với sự hỗ trợ từ ngân hàng thế giới và đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Có 2 loại hình thức thực hiện DR là chương trình DR phi thương mại (khách hàng sử dụng điện tự nguyện tham gia) và chương trình DR thương mại (nhà nước phải trả phí cho khách hàng khi tham gia chương trình. Ở Việt Nam chương trình DR phi thương mại được triển khai mạnh mẽ trên toàn quốc từ 2017 đến nay, còn chương trình DR thương mại đang được Cục Điều tiết điện lực -Bộ Công Thương phối hợp với các bộ ngành liên quan để xây dựng cơ chế áp dụng.

Để tìm hiểu về chương trình quản lý nhu cầu điện, chương trình DR, doanh nghiệp có thể tham khảo Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 08 tháng 03 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện (Demand Side Management - DSM) giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 175/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 28 tháng 1 năm 2019 phê duyệt lộ trình và kế hoạch triển khai chương trình điều chỉnh phụ tải điện; Quyết định 54/QĐ-ĐTĐL hướng dẫn thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện ngày 12/6/2019 của Cục Điều tiết Điện lực; Thông tư 23/2017/TT-BCT ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện; Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo.
Nguyên Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điều chỉnh phụ tải

Tin cùng chuyên mục

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Cần chiến lược cho năng lượng hydro

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Cần chiến lược cho năng lượng hydro

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Động lực phát triển kinh tế độc lập, tự chủ

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Động lực phát triển kinh tế độc lập, tự chủ

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Giải  bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Xem thêm