Chủ nhật 22/12/2024 20:16

Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Tháng 4 cao điểm nắng nóng có thời điểm lên đến 40 độ C, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát rất lớn, qua đó kéo theo hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến.

Ngay từ những ngày đầu tháng 4/2024, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã liên tục có những cảnh báo gửi tới các khách hàng về việc hóa đơn tiền điện tháng 4 sẽ tăng đột biến, do lượng điện năng tiêu thụ trong tháng 4 năm nay sẽ tăng cao.

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh vận động khách hàng doanh nghiệp ưu tiên sử dụng các thiết bị được dán nhãn năng lượng hiệu suất cao, dịch chuyển sản xuất... để tăng cường tiết kiệm điện (Ảnh: Thanh Minh)

Theo ghi nhận, thời tiết nắng nóng bất thường kéo dài liên tục trong tháng 4 với nền nhiệt trung bình trên 35 độ C và lên tới 40 độ C vào buổi trưa đã khiến nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát như máy lạnh, quạt điện… tại các công ty, xí nghiệp và hộ gia đình tăng cao. Điều này dẫn tới việc điện năng tiêu thụ rơi vào bậc 4-5-6 theo Quy định về giá bán lẻ điện của Bộ Công Thương ban hành năm 2023.

Cụ thể, tháng 4/2024, sản lượng tiêu thụ của toàn TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 2,75 tỷ kWh so với tháng 3/2024 là 2,44 tỷ kWh, tăng 12,44%. Đáng chú ý, trong số 2,47 triệu khách hàng là hộ gia đình trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thì có đến 1,8 triệu khách hàng sử dụng điện từ bậc 4 trở lên (chiếm 75% tổng số khách hàng hộ gia đình) với sản lượng điện tiêu thụ trên 1,44 tỷ kWh (chiếm 52,38% tổng sản lượng và tăng 20% tháng 3/2024).

Trong đó, có những ngày tiêu thụ điện TP. Hồ Chí Minh vượt 100 triệu kWh/ngày. Đơn cử ngày 24/4 là 101,47 triệu kWh, 25/4 là 103,99 triệu kWh, 26/4 là 103,46 triệu kWh. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới việc hoá đơn tiền điện tháng 4 năm nay tăng cao so với các tháng trước.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quốc gia, nền nhiệt tháng 5 có giảm so với tháng 4 nhưng vẫn còn ở mức cao. Do đó, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh khuyến nghị khách hàng, các hộ gia đình thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện, đặc biệt là các thiết bị làm mát như máy lạnh, quạt hơi nước…

Đặc biệt, do nắng nóng kỷ lục, UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành triển khai ngay các giải pháp cấp bách tăng cường tiết kiệm điện, góp phần đảm bảo cấp điện ổn định trên địa bàn Thành phố trong mùa khô, năm 2024 và các năm tiếp theo.

Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị, đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, tòa nhà văn phòng: Điều chỉnh máy điều hòa ở nhiệt độ từ 26 độ C trở lên; mở máy điều hòa trễ 60 phút và tắt máy điều hòa sớm 60 phút so với giờ bắt đầu và giờ kết thúc làm việc; tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng hành lang, bãi giữ xe, khuôn viên, các khu vực công cộng; khuyến khích di chuyển bằng cầu thang bộ giữa các tầng gần nhau; tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên tại phòng làm việc.

Đối với các trung tâm thương mại, cơ sở dịch vụ: Điều chỉnh máy điều hòa ở nhiệt độ từ 26 độ C trở lên; mở máy điều hòa trễ 60 phút và tắt máy điều hòa sớm 60 phút so với giờ bắt đầu và giờ kết thúc hoạt động; tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng hành lang, bãi giữ xe, khuôn viên, các khu vực công cộng; khuyến khích di chuyển bằng cầu thang bộ giữa các tầng gần nhau; tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí, quảng cáo, bảng hiệu từ 22 giờ; tham gia các chương trình điều chỉnh phụ tải khi có đề nghị từ công ty điện lực; khuyến khích sử dụng máy phát điện dự phòng (nếu có) để chủ động thêm nguồn cung cấp điện.

Đối với cơ sở công nghiệp, cơ sở sản xuất: Tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng hành lang, bãi giữ xe, khuôn viên, các khu vực công cộng; dịch chuyển một phần các hoạt động sản xuất sau 22 giờ; tham gia các chương trình điều chỉnh phụ tải khi có đề nghị từ công ty điện lực; khuyến khích sử dụng máy phát điện dự phòng (nếu có) để chủ động thêm nguồn cung cấp điện.

Đối với các hệ thống chiếu sáng giao thông: Điều chỉnh thời gian mở đèn trễ 30 phút và tắt đèn sớm 30 phút so với kế hoạch hiện nay, trên cơ sở đảm bảo an toàn giao thông; giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng từ 22 giờ tại các tuyến đường có lưu lượng giao thông ít, trên cơ sở đảm bảo an toàn giao thông.

Đối với các hệ thống chiếu sáng quảng cáo, trang trí: Tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng quảng cáo từ 22 giờ; tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí từ 22 giờ.

Đối với các hộ gia đình: Thực hiện triệt để các biện pháp tiết kiệm điện trong hộ gia đình, tắt thiết bị khi không sử dụng; sử dụng máy điều hòa ở nhiệt độ từ 26 độ C trở lên; tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên trong nhà…

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Hoá đơn tiền điện

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững