Thứ hai 28/04/2025 00:28

Vì sao giá ôtô tại Việt Nam cao?

Gần đây, nhiều tờ báo đăng những bài viết phân tích về giá ôtô trên thị trường Việt Nam với những cái tít khá “nóng”: Xe giá rẻ Thái, Indo ồ ạt sang Việt Nam: 2018 đại hạ giá ôtô; Giá ôtô dự báo tiếp tục giảm?; Giá xe ôtô đã giảm tới “đáy”…
Ảnh minh họa

Thực tế, giá ôtô trên thị trường Việt Nam đã thực sự giảm tới “đáy” chưa? Câu trả lời là: Chưa.

Theo Báo cáo của Bộ Công Thương tại cuộc họp về tình hình phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì mới đây, tính đến năm 2016, ngành sản xuất ôtô trong nước có hàng trăm doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, đa phần các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản, chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ôtô thực sự.

Đặc biệt, giá ôtô tại Việt Nam cao hơn gần 2 lần so với các nước trong khu vực (Thái Lan, Indonesia), cao hơn so với các nước có ngành công nghiệp ô tô đã phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản.

Nguyên nhân do thuế và phí của nước ta cao, đồng thời các doanh nghiệp đang sản xuất dưới rất xa so với công suất thiết kế.

Một vấn đề rất đáng quan tâm: Mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa xe dưới 9 chỗ đã hoàn toàn thất bại. Mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, nhưng đến nay mới đạt bình quân khoảng 7- 10%, trong đó Thaco đạt 15- 18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova. Hơn nữa, các sản phẩm nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ thấp. Hàng năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 2 - 3,5 tỷ USD linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp, sửa chữa ôtô.

Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 65 - 70%, Thái Lan đạt tới 80%. Nếu các nhà sản xuất ôtô trong nước không sớm có giải pháp hữu hiệu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chắc chắn sẽ khó cạnh tranh khi Khu vực thương mại tự do ASEAN - AFTA có hiệu lực- Bộ Công Thương cảnh báo.

Nói như vậy không có nghĩa ngành công nghiệp ôtô Việt Nam không còn “cửa” phát triển. Dù còn nhiều thách thức tưởng như khó vượt qua, nhưng chúng ta vẫn phải kiên trì mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ôtô- một ngành công nghiệp hiện đại có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ tới nhiều ngành công nghiệp khác, tới đời sống xã hội, thể hiện tầm vóc một nền kinh tế phát triển.

Để hướng tới mục tiêu đó, trong tương lai gần, công việc của các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và doanh nghiệp rất nặng nề, song không thể không làm.

Trần Phương

Tin cùng chuyên mục

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu