Thứ ba 24/12/2024 00:14

Văn hóa doanh nghiệp: Yếu tố để phát triển bền vững

Văn hóa an toàn lao động là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo đức. Văn hóa doanh nghiệp (DN) được tạo ra từ niềm tin, thái độ làm việc, cách ứng xử của lãnh đạo với người lao động… Nhận thức rõ điều này, nhiều DN trong ngành Công Thương luôn chú trọng xây dựng văn hóa DN một cách an toàn nhất.

Xác định “Người lao động là tài sản quý giá nhất”, những năm qua, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) luôn ưu tiên hàng đầu cho công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). EVNNPC đã xây dựng văn bản quy định, quy chế về an toàn; xây dựng phần mềm quản lý an toàn phân hệ kiểm soát công tác trên lưới điện bằng hình ảnh; triển khai thu thập đầu số điện thoại của cán bộ, công nhân viên lao động để xây dựng quy định quản lý rủi ro và ứng cứu khẩn cấp... Đặc biệt, từ năm 2017 trở đi, EVNNPC đã tổ chức Hội thi Cán bộ an toàn giỏi với nhiều chủ đề khác nhau như "Nói không với tai nạn lao động", "Hãy nghĩ về an toàn trước khi hành động"...

Bảo đảm an toàn cho người lao động là một trong những hành động của văn hóa doanh nghiệp

Tổng công ty trang bị đầy đủ các bảo hộ lao động; thường xuyên tổ chức huấn luyện, đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên lao động, đặc biệt là cán bộ quản lý an toàn cấp cơ sở, giúp người lao động nhận dạng được những mối nguy hiểm, rủi ro để đưa ra các giải pháp phòng tránh, thực hiện đúng các quy định, quy trình về ATVSLĐ; đồng thời quan tâm chăm sóc sức khỏe, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động.

Còn Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân, nắm được vai trò quan trọng của yếu tố con người trong xây dựng văn hóa DN gắn với hiệu quả kinh doanh, công ty luôn coi trọng yếu tố con người trong khâu tuyển dụng, bố trí, sắp xếp nhân sự phù hợp. Công ty đã xây dựng tài liệu văn hóa DN thực hiện cam kết với người lao động “Luôn xem người lao động là tài sản quý giá nhất” và phổ biến đến toàn thể cán bộ công nhân viên, cụ thể: Đảm bảo việc làm và đời sống của người lao động ổn định; bảo đảm mỗi người sẽ được quan tâm, chăm sóc đầy đủ quyền lợi về vật chất và tinh thần theo quy định của pháp luật; bảo đảm các chế độ đãi ngộ được xây dựng công bằng và minh bạch.

Bên cạnh đó, công ty còn luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng phát triển. Khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và tạo điều kiện tối đa để các ý tưởng sáng tạo được áp dụng vào thực tiễn. Mọi người được đánh giá đúng khả năng và các ý kiến được lắng nghe. Những thành tích hay sai phạm được đánh giá đúng, kịp thời, công bằng và công khai.

Với người lao động ngành dầu khí - những người được mệnh danh là "Người đi tìm lửa”, việc đối diện, vượt qua gian nan, thách thức đã thành một yếu tố làm nên văn hóa. Các thế hệ người lao động ngành dầu khí không ngừng vun đắp, dày công gây dựng chuẩn mực và giá trị cốt lõi của bản sắc văn hóa đặc trưng cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, cho mỗi đơn vị thành viên. Theo đó, tại mỗi đơn vị, DN luôn chú trọng xây dựng môi trường làm việc ổn định, trong sạch, lành mạnh, đoàn kết, gắn bó và nâng cao vai trò nêu gương của lãnh đạo. Mỗi người lao động luôn tuân thủ việc mặc đồng phục, trang phục bảo hộ lao động theo quy định của đơn vị, bộ phận công tác...

Ngày nay, DN nào cũng có văn hóa DN của riêng mình, việc xây dựng tốt văn hóa an toàn lao động trong DN là yêu cầu không thể thiếu của DN. Tuy nhiên trên thực tế còn không ít DN chưa chú trọng đến vấn đề này. Nhiều DN làm văn hóa DN không theo chuẩn, mang tính phiến diện, đối phó hoặc nặng về tính hình thức.

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hà Nội – cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, văn hóa DN là tài sản vô hình, là hồn cốt của mỗi DN. Văn hóa DN được xây dựng từ người lãnh đạo đến nhân viên, nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ hướng đến người tiêu dùng và cộng đồng. Việc này giúp DN vừa có doanh thu, lợi nhuận, đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động để phát triển bền vững

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động