Thứ tư 27/11/2024 05:43

Ứng phó đại dịch Covid-19: Doanh nghiệp cần hướng đi phù hợp

Việt Nam đã thể hiện được khả năng kiểm soát dịch tốt, cũng như có chính sách hỗ trợ tích cực doanh nghiệp (DN), người lao động. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai còn phát sinh không ít bất cập.

Khó tiếp cận các gói hỗ trợ

Trong 3 đợt dịch trước, khoảng 90% DN trong nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Để giảm thiểu nguy cơ, khắc phục hậu quả từ đại dịch, Chính phủ đã có gói hỗ trợ như: Miễn, giảm, gia hạn thuế và các khoản thu ngân sách, cơ cấu lại nợ, hạ lãi suất cho vay… Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ được DN đánh giá cao, nhất là những chính sách tài khóa như giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, tiền thuê đất, chính sách nới lỏng về tín dụng của ngân hàng...

Điều kiện để nhận chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp khó thực hiện

Theo ông Jacques Morisset - Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - Việt Nam đã kiên cường chống dịch và phục hồi kinh tế; nâng cao sự hiện diện trong thương mại toàn cầu và hàm lượng giá trị gia tăng nội địa ở các mặt hàng xuất khẩu…

Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai, việc hỗ trợ DN thực hiện gói hỗ trợ còn khiêm tốn, khoảng 80% DN được khảo sát năm 2020 không nhận được gói hỗ trợ Covid-19 lần 1 của Chính phủ. Lý do chủ yếu là DN không đáp ứng điều kiện, không có thông tin về chính sách.

Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới đây cho thấy, một số chính sách như gia hạn đóng thuế thu nhập DN, gia hạn đóng thuế giá trị gia tăng dễ tiếp cận hơn, nhưng việc vay lãi suất 0% trả lương cho người lao động rất khó tiếp cận. Hay, chính sách giảm 30% thuế thu nhập DN năm 2020 cho DN, hợp tác xã và tổ chức khác có tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng, cũng chưa hiệu quả... Vì thế, Việt Nam vẫn đương đầu với vấn đề việc làm đang trở nên mong manh hơn, nhiều lao động gặp khó do bị mất việc làm hoặc giảm thu nhập, không ít DN đang cạn kiệt ngân khố...

Cần tháo gỡ cụ thể

Để giải được "nút thắt", chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có chính sách và quản lý thuế phù hợp, quản lý đầu tư công, quản lý nợ để hiệu quả chi tiêu; giám sát chặt chẽ, minh bạch Luật phá sản, tăng cường tái cấu trúc ngân hàng; có chương trình hỗ trợ xã hội có mục tiêu; đặc biệt, hỗ trợ cụ thể, trực tiếp, hữu ích cho DN hơn là những chính sách tốt nhưng đối tượng thụ hưởng khó tiếp cận…

Qua khảo sát tại nhiều địa phương cũng ghi nhận, một số chính sách hỗ trợ người lao động, đa phần DN không được hưởng lợi, vì điều kiện hỗ trợ đi kèm khó thực hiện, như số lượng lao động nghỉ việc, doanh thu của DN… Trong khi đó, dịch Covid-19 dù đã tác động tới DN cả năm 2020, nhưng dự báo năm 2021 và các năm tiếp theo mới là giai đoạn DN “ngấm đòn”. Do đó, nhiều địa phương đang tích cực thu thập ý kiến, khẩn trương rà soát lại cơ chế, chính sách tháo gỡ cho DN; định vị lại trạng thái mới để ban hành và thực thi chính sách phù hợp. Bởi thực tế, DN cần hướng đi, tạo điều kiện tối đa về vận hành làm ăn kinh doanh hiệu quả, chứ không chỉ trông chờ vào những đợt giải cứu ngắn hạn

Dưới góc độ cơ quan đại diện người lao động, ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - kiến nghị: Cần chú ý hơn những nội dung như hỗ trợ người lao động khó khăn phải thuê nhà, có con nhỏ… miễn giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp, bởi quỹ đang kết dư hơn 80.000 tỷ đồng.

Như dự đoán, đại dịch Covid-19 lần thứ 4 đã bùng phát lại tại nhiều địa phương trong cả nước. DN quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, lao động tự do… tiếp tục là đối tượng dễ bị tổn thương. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ theo hướng tạo thuận lợi hơn cho DN tư nhân trụ lại được và có khả năng vượt lên sau dịch; ban hành gói hỗ trợ DN phục hồi và mở rộng đầu tư kinh doanh giai đoạn 2021-2025; tiếp tục có chính sách hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho người lao động thất nghiệp...
Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội