Chủ nhật 22/12/2024 23:21

Tỷ phú vùng lõi nghèo

Đạp Thanh là xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Một ngày cuối năm, tôi lên Đạp Thanh dự định để phản ánh về các giải pháp thoát khỏi diện 135 theo Đề án 196 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Nhưng về đây, tôi gặp “vua” trà hoa vàng - Nịnh Văn Trắng, thế là cái tứ “tỷ phú vùng lõi nghèo” được nảy sinh…
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng thăm cơ sở sản xuất trà hoa vàng

Đạp Thanh hiện có hơn 350 hộ với 2.200 nhân khẩu, trong đó 96% đồng bào dân tộc thiểu số. Thu nhập chủ yếu của người dân ở đây hoàn toàn trông vào làm nông lâm nghiệp nên tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Gia đình anh Nịnh Văn Trắng - người con của dân tộc Sán Chỉ, cách đây 6 năm thuộc diện nghèo nhất nhì của xã, vì gia đình có 13 anh chị em, bình quân một năm thiếu ăn ít nhất 3 - 4 tháng… Nhưng từ năm 2012 về đây, anh Trắng không chỉ xóa được nghèo cho gia đình mà còn trở thành tỷ phú và nổi tiếng là “vua” trà hoa vàng!

Tại sao anh lại chọn trà hoa vàng để xóa nghèo và làm giàu? Trả lời câu hỏi của tôi, anh Trắng bảo, trà hoa vàng có ở rất nhiều nơi nhưng không nơi nào cánh hoa có sắc vàng tươi, cánh dày, hàm lượng tốt bằng trà hoa vàng ở đất Đạp Thanh và ven sông Ba Chẽ là “đỉnh” của chất lượng.

Hơn 10 năm trước đây, trà hoa vàng là một loại cây mọc tự nhiên dưới tán cây rừng ven sông suối. Bà con thường hái lá cây về chỉ đơn giản giống như lá trà, đun nước uống thấy ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn và không có gì đặc biệt.

Nhưng từ năm 2006, thương lái Trung Quốc đến thu mua ồ ạt, bà con đổ xô vào rừng vặt lá, bẻ hoa, thậm chí đào cả cây, đào cả gốc đem bán, đến mức cạn kiệt.

Cần phải làm gì đó để bảo tồn loại cây dược liệu quý này. Suy nghĩ ấy thúc giục anh Trắng cần mẫn đi tìm cây trà hoa vàng bản địa về ươm giống và nhân trồng.

Toàn bộ diện tích đất của ông cha anh khai hoang bên đồi Phóng Mộc Pềnh được anh Trắng và gia đình chuyển trồng trà hoa vàng từ năm 2009. Con đường ươm giống thật gian nan, kỹ thuật thiếu và kinh nghiệm chưa có nên tỷ lệ ươm chỉ sống 30 - 35% số cây. Cây chết thì ươm lại, kiên quyết không bỏ cuộc.

Đang lúc còn khó khăn thì chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) của Quảng Ninh được hình thành. Chương trình này đã chắp cánh cho anh Nịnh Văn Trắng thực hiện khát vọng làm giàu từ trà hoa vàng. Chính quyền xã, huyện, các ban ngành liên quan của tỉnh và nhiều chuyên gia cây dược liệu quý của Trung ương cùng vào cuộc tư vấn cho anh Trắng việc ươm giống và nhân trồng diện rộng cây trà hoa vàng bản địa.

Từ đó, anh Trắng được “phong” là “vua” trà hoa vàng. Sản phẩm OCOP trà hoa vàng năm 2017 sếp hạng 4 sao. Hiện nay, anh Trắng đang tập trung trí tuệ cùng với huyện Ba Chẽ và tỉnh Quảng Ninh xây dựng trà hoa vàng trở thành sản phẩm thương hiệu cấp quốc gia trước năm 2020.

Anh Nịnh Văn Trắng (bên trái) và cán bộ kỹ thuật huyện Ba Chẽ chăm sóc cây trà hoa vàng

Đến nay, Công ty TNHH Chế biến nông lâm sản Đạp Thanh do anh Trắng làm giám đốc công ty đang quản lý trung tâm ươm giống và chế biến quy mô hơn 10 ngàn cây trà hoa vàng giống đủ loại tuổi. Hiện gia đình anh cũng sở hữu 3 héc-ta cây trà hoa vàng cho thu hoạch hoa và lá. Khu nhà xưởng chế biến 3 sản phẩm chính (hoa trà hoa vàng, túi lọc trà hoa vàng và lá khô) với tổng doanh thu năm 2017 trên 3 tỷ đồng, lợi nhuận không dưới 1 tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng chục lao động thường xuyên và thời vụ với mức thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/tháng.

Nói về hiệu quả của cây trà hoa vàng, anh Trắng bảo, mỗi hộ gia đình không nhất thiết trồng nhiều, chỉ cần trồng khoảng 1.000 cây và chăm sóc tốt sẽ cho thu nhập cao, bảo đảm thoát nghèo nhanh và bền vững.

Xuân Phú

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu