Thứ hai 18/11/2024 09:20

Tuyên Quang phấn đấu phát triển 51 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên

Sau 3 năm thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Tuyên Quang hiện có 128 sản phẩm được đánh giá, phân hạng, gắn sao.

Chương trình đã từng bước tạo dựng niềm tin về chất lượng sản phẩm. Năm 2022, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu nâng cao chất lượng, xây dựng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Các sản phẩm OCOP ở Tuyên Quang như Dầu lạc Thổ Bình, Cá Lăng nướng của huyện Lâm Bình; Trà túi lọc Đậu đen xanh lòng Chiêm Hóa, Thịt trâu khô Hùng Mỹ của huyện Chiêm Hoá; Chè Ngọc Thúy Kim Quan, Mộc hương trà của huyện Yên Sơn không chỉ bày bán ở chợ mà đã vào các trung tâm thương mại, siêu thị... nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời, từng từng bước chinh phục được người tiêu dùng.

Theo kế hoạch, năm 2022 tỉnh phấn đấu phát triển mới 51 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên; nâng hạng sao cho 3 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia; củng cố, nâng cao chất lượng cho sản phẩm đã được công nhận; đẩy mạnh xúc tiến thương mại; phấn đấu 30% sản lượng nông sản của các hộ sản xuất nông nghiệp (đã có tài khoản bán hàng/gian hàng) được tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử…

Để đạt mục tiêu trên, ngay từ năm 2021, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành nhiều nghị quyết có liên quan nhằm thúc đẩy chương trình sản phẩm OCOP. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tạo điều kiện môi trường thuận lợi, hỗ trợ cho các chủ thể tham gia chương trình OCOP phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng thương hiệu, đồng thời thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn mở rộng quy mô phát triển sản xuất, chế biến theo quy trình tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới xuất khẩu. Tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương xây dựng và triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ nguồn vốn, khoa học - kỹ thuật, công nghệ, quảng bá sản phẩm OCOP.

Thời gian tới, để giúp chủ thể tham gia chương trình OCOP sáng tạo ra những câu chuyện sản phẩm có ý nghĩa, các cấp, các ngành, địa phương đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khơi gợi được niềm tự hào của chủ thể, của cộng đồng cùng chung tay bảo tồn, phát triển sản phẩm đặc trưng; mở các lớp tập huấn, xây dựng bộ bài giảng cho từng nhóm đối tượng, từng nhóm sản phẩm. Đặc biệt, cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, ưu tiên, tôn vinh các sản phẩm có câu chuyện hay, độc đáo, thể hiện bản sắc địa phương.

Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Tuyên Quang

Tin cùng chuyên mục

Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử

Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão