Thứ hai 23/12/2024 21:10
Nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại TP Hồ Chí Minh:

TS Đinh Thế Hiển: Phát triển TP Hồ Chí Minh thành một trung tâm tài chính khu vực

Để TP Hồ Chí Minh thực sự thành “thủ lĩnh” của vùng trọng điểm kinh tế phía Nam cần có những chính sách thu hút quỹ đầu tư, tổ chức tài chính…

Nhân sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm và làm việc với Thành uỷ Tp Hồ Chí Minh ngày 23/9, Ts. Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế có những gợi mở để thành phố tiếp tục phát huy lợi thế trở thành “thủ lĩnh” của vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.

Theo Ts. Đinh Thế Hiển, vùng kinh tế phía Nam thời gian qua đã thể hiện rõ vai trò là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước; thể hiện rõ qua các vấn đề: 4 tỉnh, thành phố gồm Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng tàu là những địa phương dẫn dắt, có nguồn thu lớn, tạo ra nhiều việc làm, GRDP đứng đầu cả nước. Trong đó, Tp Hồ Chí Minh được xem là “đầu tàu” của vùng.

Dù đã thể hiện được vai trò nhất định, xong Ts. Đinh Thế Hiển cho rằng, thời gian vừa qua Tp Hồ Chí Minh nói riêng và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam lại phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến các mối liên kết vùng, vai trò của một đầu mối hay cao hơn là một thủ lĩnh của vùng đã không được thể hiện rõ, thậm chí có sự cục bộ.

Ts. Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế

Ví dụ, như Long An muốn làm con đường nối từ quốc lộ 50 lên Tp Hồ Chí Minh, tuy nhiên Tp Hồ Chí Minh lại không coi trọng mà coi trọng tâm là hướng đông... Bên cạnh đó, còn có sự mâu thuẫn như hệ thống dọc cảng Cái Mép - Thị Vải rất phù hợp cho chiến lược dài hạn, kết nối từ sân bay Long Thành tới hệ thống cảng biển và các đường cao tốc nên hệ thống cảng biển này có vai trò rất quan trọng; cũng chính là một vùng trong hệ thống giao thông cả nước mà Chính phủ đang thúc đẩy.

Nhưng nếu làm như vậy thì Tp Hồ Chí Minh phải hi sinh cảng Sài Gòn và tiếp tục là cảng Các Lái, cảng Hiệp Phước. Tuy nhiên Tp Hồ Chí Minh lại muốn phát triển cảng Hiệp Phước để bảo đảm việc thu thuế và giữ vững vị trí cảng container của Cát Lái,…

“Những chuyện như vậy sẽ tạo ra những mâu thuẫn cho việc phát triển. Tính liên kết vẫn có, nhưng rõ ràng Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát sinh tính cục bộ, mỗi địa phương vẫn chỉ chú ý tới riêng mình điều này không tạo ra hiệu quả chung không và không tương xứng” - Ts. Đinh Thế Hiển nói và cho biết thêm, nếu như Tp Hồ Chí Minh vẫn giữ kiểu cũ, vẫn cạnh tranh với các tỉnh, vẫn giữ cảng, vẫn giữ những sản xuất mà các tỉnh có lợi thế; và không có tính liên kết, phối hợp thì Tp Hồ Chí Minh cũng sẽ phát triển và phát triển tốt nhưng sẽ chậm và không nổi bật để trở thành đầu mối hay “thủ lĩnh” của cả vùng.

Theo Ts. Đinh Thế Hiển, hệ thống giao thông hạ tầng hiện nay tất cả đều đi qua Tp Hồ Chí Minh, kết nối từ miền Tây, miền Đông. Như vậy, Tp Hồ Chí Minh phải luôn ý thức được mình không chỉ là các kho vận chuyển, mà chính là đầu mối tổ chức, trở thành trung tâm logictis để phát triển kinh tế.

“Chúng ta biết hiện logictis của Việt Nam có chi phí rất cao - tới 25%, trong khi các nước chỉ từ 13-17%. Logictis ở đây không chỉ là đường sá giao thông, mà chính là những công ty logictis, họ sẽ hình thành một hệ thống, nếu làm được chuyện đó thì Tp Hồ Chí Minh vừa có tính vùng và vừa có tính đầu mối” - Ts. Đinh Thế Hiển phân tích.

Ts. Đinh Thế Hiển: Tp Hồ Chí Minh phải có những chính sách nhằm thu hút các quỹ đầu tư, những tổ chức tài chính giống như New york hay phố wall

Để Tp Hồ Chí Minh thực sự thành “thủ lĩnh” của vùng vị chuyên gia này cũng cho rằng, thành phố phải phát triển thành trung tâm tài chính của khu vực, phải có những chính sách nhằm thu hút các quỹ đầu tư, những tổ chức tài chính giống như New york hay phố wall. Bởi, tài chính là vấn đề quyết định, khi hút được những quỹ đầu tư lớn thì từ nguồn tài chính đó họ sẽ đầu tư trở lại ở các tỉnh trong vùng hay đầu tư cảng biển, logictis…

“Chúng ta thấy rằng, khi tài chính có rồi thì sự hợp tác của các tỉnh trong vấn đề sản xuất sẽ được giải quyết, không còn lo tỉnh này có cảng, tỉnh kia có khu công nghiệp mà chính là do đầu mối ở Tp Hồ Chí Minh quyết định”- Ts. Đinh Thế Hiển nói.

Một vấn đề quan trọng nữa, theo Ts. Đinh Thế Hiển là hai lĩnh vực có nguồn thu rất mạnh mà Tp Hồ Chí Minh cần phải tiếp tục khai thác đó là y tế và giáo dục. Bởi Tp Hồ Chí Minh đang có vị trí đặc biệt, là trung tâm y tế, nơi có nhiều bệnh viện lớn, nhiều bác sĩ giỏi nên tiếp tục nghiên cứu y khoa, y tế hiện đại.

Hiện chúng ta đang coi bệnh viện là một gánh nặng của xã hội, điều này là hoàn toàn sai lầm. Chúng ta phải như Thái Lan, nâng cấp các bệnh viện để trở thành những trung tâm về y tế lớn, từ đó thu hút người bệnh ở mọi nơi.

“Tp Hồ Chí Minh phải tập trung đầu tư mạnh các bệnh viện, các trung tâm y tế chất lượng cao để không chỉ phục vụ cho thành phố, vùng mà còn cả phía Nam, tiếp đến là các nước lân cận…” - Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển nói.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế khuyến khích các công ty khởi nghiệp hướng về công nghệ để phát triển. Đó là những điều mà Tp Hồ Chí Minh nên tập trung phát triển một cách thực chất. Còn những điều trước đây đã làm rồi thì tích cực làm tốt hơn nữa. Ví dụ như bảo đảm hạ tầng môi trường các điểm tham quan, du lịch. Chúng ta biết Tp Hồ Chí Minh đông dân nhưng cũng là trung tâm du lịch, nguồn thu du lịch rất lớn.

Trước giờ khái niệm du lịch Tp Hồ Chí Minh người ta ít được nhắc đến, họ hay nói du lịch Phú quốc, Nha Trang. Do đó, nếu chúng ta tạo môi trường thông thoáng để cho phát triển du lịch và giải trí thì chúng ta có thêm những dấu ấn đặc biệt.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Ts. Đinh Thế Hiển

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025