Chủ nhật 24/11/2024 14:14

Trồng và phát triển dược liệu: Giải pháp sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một quyết sách mang tính chiến lược nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Phát triển tiềm năng gắn với kinh tế - xã hội

Theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức dự án liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh, với 18 dự án vùng trồng dược liệu quý và 4 dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao.

Phát triển dược liệu: Giải pháp sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý gồm liên kết nhà nông (vùng đồng bào dân tộc thiểu số), doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học, nhà bank (ngân hàng); chuỗi giá trị gồm: Bảo tồn nguồn gene, nhân giống, trồng trọt, chế biến, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Tổng mức đầu tư hỗ trợ có thể lên tới 60 tỷ đồng cho một vùng dự án, với các nội dung hỗ trợ như: Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động tại chỗ; chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh; kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới…; hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi…

Đối với các dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao, Nhà nước hỗ trợ 1 lần tối đa 80% chi phí sản xuất giống gốc và 50% chi phí sản xuất giống thương phẩm… Bên cạnh đó, các dự án còn được hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia vào dự án với tổng mức cho vay tới 45% tổng mức đầu tư của dự án.

Phát biểu tại hội nghị Tập huấn Sổ tay hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý, diễn ra vào ngày 6/4, tại tỉnh Lào Cai, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá: Đây là dự án đầu tiên về phát triển dược liệu trong nước được Chính phủ quan tâm đầu tư, nhằm phát triển tiềm năng lợi thế gắn với phát triển kinh tế - xã hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc tiểu dự án 2. Dự án 3 là hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Phối hợp chặt chẽ để triển khai đầu tư

Theo Bộ Y tế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có vị trí quan trọng trong phát triển đất nước. Thực hiện theo Nghị quyết số 68/2020/QH14 của Quốc hội phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 được bố trí hơn 137.000 tỷ đồng để tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên những địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Với tầm quan trọng như vậy, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các địa phương, đơn vị cần phối hợp chặt chẽ để triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý.

Trên thực tế, Bộ Y tế và UBND các tỉnh thành phố đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025, trong đó, tại tiểu dự án 2 với nhiều cơ chế ưu đãi đầu tư hỗ trợ trực tiếp vốn ngân sách là 60 tỷ/điểm dự án và vốn vay ưu đãi 96 tỷ với lãi suất ưu đãi 3,96% thu hút được doanh nghiệp đủ năng lực đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nhiều địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi cũng đã tích cực tham gia triển khai chương trình này. Điển hình như Thanh Hóa, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án "Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025".

Đề án thành công sẽ tạo sinh kế với giá trị hàng hóa giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 500 tỷ đồng, giai đoạn 2025 - 2030 khoảng 1.000 tỷ đồng; góp phần tăng nguồn thu ngân sách của địa phương thông qua thuế; xây dựng thương hiệu và công nhận từ 11 sản phẩm OCOP trở lên; tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đặc sản phục vụ du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch khu vực miền núi phát triển.

Bên cạnh đó, thông qua đề án sẽ tạo lan tỏa sâu rộng trên địa bàn 11 huyện miền núi, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân từ sản xuất quảng canh sang thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng quy trình sản xuất an toàn; giải quyết công ăn việc làm cho nông dân (khoảng 3.500 người), tăng thu nhập, góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo; phát triển dược liệu và nguồn nông sản sạch giúp tăng cường sức khỏe cộng đồng.

Tổ chức Y tế thế giới ước tính, khoảng 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu có thể đạt 430 tỷ USD vào năm 2028. Vì vậy, phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế không chỉ phục vụ cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng dân tộc thiểu số niền núi, nông thôn.
Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát: Thực hiện giấc mơ an cư cho người nghèo

Khói lửa bốc cháy dữ dội bao trùm 1.000 m2 công ty gỗ ở Bình Dương

Ngành Thanh tra: Phát huy truyền thống, không ngừng phát triển

Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Mức hỗ trợ người có công xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Chạy thử nghiệm 3 làn thu phí không dừng tại sân bay Nội Bài

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn

Liên đoàn Lao động 5 tỉnh đồng bằng sông Hồng bổ sung hơn 2.400 thỏa ước lao động tập thể

Hội thảo khoa học quốc gia ‘Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh'

Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay tại Bình Định

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Cẩn trọng với tình trạng kháng kháng sinh