Thứ sáu 22/11/2024 22:26

"Trợ lực" xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Thông qua các chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là trợ lực xây dựng thương hiệu và xúc tiến đầu ra cho sản phẩm.

Tăng giá trị thương hiệu cho sản phẩm

Nhiều năm gần đây, bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là hoạt động thường niên được Bộ Công Thương tổ chức. Đây là hoạt động có ý nghĩa, nhằm lựa chọn được những sản phẩm công nghiệp nông thôn có chất lượng, giá trị sử dụng để tôn vinh, góp phần tạo động lực mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tiếp nối thành quả đạt được "trợ lực" cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu định vị thương hiệu sản phẩm trong những năm qua, thực hiện Thông tư số 26/2014/TT- BCT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công Thương về việc tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu về kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024, Cục Công Thương địa phương, Sở Công Thương thành phố Hà Nội mới đây đã chủ trì và phối hợp với các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong khu vực phía Bắc, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024.

Lễ tôn vinh, trao giấy Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024 cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Trải qua nhiều vòng xét loại, từ cấp tỉnh tới cấp Bộ, từ 218 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của hơn 200 cơ sở công nghiệp nông thôn trong khu vực phía Bắc đăng ký tham gia bình chọn cấp khu vực, Ban Giám khảo đã lựa chọn được 126 sản phẩm, bộ sản phẩm là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024 được công nhận.

Sau khi được Hội đồng bình xét thông qua, Cục Công Thương địa phương - Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 44/QĐ-CTĐP ngày 13 tháng 5 năm 2024 của Cục trưởng Cục Công Thương địa phương về việc công nhận 126 sản phẩm là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024.

Theo Cục Công Thương địa phương, mục đích bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nhằm lựa chọn các sản phẩm xuất sắc, nổi trội trong số các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu để bình chọn tôn vinh.

"Qua đó, tạo động lực cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển sản phẩm có chất lượng cao, có lợi thế của vùng và quốc gia, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương" - đại diện Cục Công Thương địa phương cho biết.

Ghi nhận và tôn vinh các sản phẩm được vinh danh lần này, ngày 17/5/2024, Hội đồng bình chọn cấp khu vực, Cục Công Thương địa phương đã tổ chức trao Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024 cho 126 sản phẩm.

Đây là những sản phẩm nổi trội, đại diện cho các nhóm ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu, có lợi thế của các địa phương, khu vực và quốc gia, có giá trị sử dụng cao, tốt về chất lượng, đẹp về hình thức, có thế mạnh, tiềm năng phát triển, mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.

Theo Cục Công Thương địa phương, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu qua các kỳ bình chọn đã được hưởng nhiều ưu đãi từ chương trình khuyến công cho phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Việc tôn vinh và trao Giấy chứng nhận các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024 là một trong nhưng hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước, giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tìm được đối tác, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Định hình giá trị thương hiệu cho sản phẩm địa phương

Qua các đợt bình chọn, số lượng sản phẩm các địa phương tham gia ngày càng nhiều hơn, chất lượng cũng tăng hơn. Nhờ các chương trình bình chọn, nhiều doanh nghiệp đã ý thức đến việc chú trọng nâng cao giá trị sản phẩm từ mẫu mã đến quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm.

Đơn cử, tham gia bình chọn lần này, Điện Biên có 9 sản phẩm. Trong đó, tỉnh cũng vinh dự có 4 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024.

Ông Vũ Hồng Sơn - Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên cho biết, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024 được chọn lựa và tôn vinh, có mẫu mã đa dạng và phong phú, thể hiện tính sáng tạo, tinh hoa của mỗi địa phương, mỗi khu vực.

"Việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu chỉ là bước đầu trong hành trình mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội, chinh phục người tiêu dùng. Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu muốn tồn tại bền vững, phát triển mạnh mẽ, vươn ra thế giới cần sự năng động, sáng tạo liên tục của chính các cơ sở công nghiệp nông thôn" - Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên cho hay.

Nhờ việc chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, sản phẩm cà phê của Công ty Cổ phần Cà phê Hồng Kỳ Quốc tế tại Điện Biên đã vinh dự được lựa chọn là 1 trong 4 sản phẩm của tỉnh đạt chứng nhận

Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên nhấn mạnh, điểm nhấn của các sản phẩm là giá trị sử dụng cao, có tiềm năng mở rộng sản xuất. Đây cũng là động lực để các cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp tục phát huy những giá trị đặc trưng của địa phương, hướng tới mục tiêu vì cộng đồng, xã hội.

Nhằm tăng cường hỗ trợ nâng cao giá trị các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của các địa phương, ngoài chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu hàng năm, Bộ Công Thương cũng đã triển khai nhiều chương trình giúp doanh nghiệp xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu.

Theo đó, trong giai đoạn năm 2022-2025, Cục Công Thương địa phương sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tham gia Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại hàng năm; hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực thiết kế, phát triển nhãn mác, bao bì phù hợp với thị trường mục tiêu, góp phần gia tăng giá trị thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Để những định hướng trên được triển khai có hiệu quả, Cục Công Thương địa phương sẽ tăng cường triển khai đồng bộ các giải pháp, hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm được cấp chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, cấp quốc gia phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại; thực hiện lồng ghép các cơ chế, chính sách để hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, cấp quốc gia theo các chương trình, đề án: Khuyến công, xúc tiến thương mại, phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu bằng hình thức ưu tiên hỗ trợ đầu tư ứng dụng thiết bị máy móc tiên tiến vào sản xuất sản phẩm; giới thiệu quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế; tiếp tục hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn để phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, hỗ trợ thiết kế bao bì sản phẩm, nâng cao khả năng thương mại hóa sản phẩm.

Đồng thời, thực hiện tốt công tác tham mưu, đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách về hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, cấp quốc gia; nghiên cứu, xây dựng các gói hỗ trợ bao gồm các nội dung hỗ trợ cụ thể gắn với nhu cầu thực tế cần hỗ trợ của từng cơ sở trong việc phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Trong những năm qua, công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đã thu được nhiều kết quả tích cực. Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2012-2022, cả nước đã có 1.632 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực; 512 sản phẩm cấp quốc gia. Riêng năm 2023, đã có 173 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia được công nhận và cấp giấy chứng nhận.
Đỗ Nga

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác