Thứ ba 26/11/2024 06:45

Triển lãm VietnamWood 2022: Góp phần phát triển toàn diện cho ngành chế biến gỗ.

Diễn ra từ 18-21/10, triển lãm VietnamWood 2022 được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp chế biến gỗ Việt giải quyết thách thức về công nghệ, bắt kịp xu hướng thế giới

Ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết: Dù kim ngạch xuất khẩu gỗ có tăng mạnh trở lại trong tháng 9/2022 nhưng ảnh hưởng của lạm phát, những bất ổn về kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến tăng trưởng xuất khẩu của ngành chế biến gỗ nói riêng và các mặt hàng khác nói chung của Việt Nam trong những tháng cuối năm 2022.

VietnamWood 2022 được tổ chức trở lại sau thời gian gián đoạn vì Covid-19

Theo ông Khanh, tất cả những yếu tố trên, gồm cả nội tại lẫn từ bên ngoài, đã đặt ra cho ngành và doanh nghiệp thách thức lớn: Vừa giải quyết các vấn đề nội tại, đảm bảo chất lượng, đáp ứng đơn hàng đang có, vừa phải gia tăng năng suất, chất xám... để giữ và đón khách hàng mới. Hơn hết là phải linh hoạt để đón đầu những thay đổi trong tương lai, hòa nhịp xu thế phát triển bền vững, mà nổi bật lên hai vấn đề: nguyên liệu và công nghệ.

Về công nghệ, một số nhóm doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ hiện đại với máy móc chủ yếu được nhập khẩu. Nhưng các thiết bị đang sử dụng đều có năm sản xuất trung bình là 2010, khá cũ so với hiện nay. Với sự lên ngôi của xu hướng tự động hóa sản xuất đang diễn ra mạnh mẽ, nhằm giảm số lượng lao động trực tiếp, thay thế bằng công nghệ máy móc, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng định hướng được dòng sản phẩm sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.

Riêng về nguyên liệu, nguồn cung nguyên liệu khai thác trong nước gồm rừng trồng và cây phân tán hiện nay đáp ứng được khoảng 75% tổng nhu cầu chế biến. Mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 8,5 triệu m3 gỗ. Với tốc độ phát triển của ngành gỗ, trong thời gian tới cần thiết phải có nguồn cung nguyên liệu dồi dào, đa dạng về chủng loại để phục vụ cho mọi phân khúc thị trường.

Gian hàng của doanh nghiệp Đức tại VietnamWood 2022

Để giúp doanh nghiệp có những quyết định đầu tư đúng đắn, HAWA đã phối hợp cùng Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ thương mại Vinexad - Bộ Công Thương, Công ty TNHH Tiếp thị và Thương mại Yorkers tổ chức triển lãm quốc tế lần thứ 14 về máy móc thiết bị công nghiệp ngành chế biến gỗ - VietnamWood 2022 và Furnitec 2022 - Triển lãm quốc tế về thiết bị nội thất, ngũ kim và công cụ ngành công nghiệp gỗ.

Ông Nguyễn Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm

Phát biểu tại lễ khai mạc VietnamWood 2022 ngày 18/10, ông Nguyễn Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam (Bộ Công Thương) - cho biết: Sau một năm tạm hoãn do đại dịch Covid-19, VietnamWood 2022 nay đã trở lại thực sự ấn tượng với sự tham gia của hơn 250 doanh nghiệp đến từ 25 quốc gia. Đặc biệt VietnamWood thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế như Canada, Pháp, Đức, Mỹ, Úc…

Theo ông Huy, triển lãm sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại, trao đổi, tiếp cận học hỏi từ các sản phẩm và công nghệ của thế giới, đồng thời phát triển các thương hiệu trong nước, góp phần cho sự phát triển toàn diện về chất lượng của ngành công nghiệp chế biến gỗ.

VietnamWood 2022 và Furnitec 2022 sẽ diễn ra từ ngày 18-21/10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), song song với nền tảng trực tuyến ra mắt vào 18-24/10.

Là hội chợ thương mại uy tín và mang tính biểu tượng nhất trong ngành chế biến gỗ và nội thất Việt Nam, VietnamWood cùng với Furnitec quy tụ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới đến và trưng bày chuỗi cung ứng sáng tạo, những công nghệ hàng đầu cũng như xu hướng phát triển trong tương lai trên cùng một nền tảng, thu hút khách tham quan trên khắp Việt Nam và cả các quốc gia Đông Nam Á khác.

Năm nay, triển lãm thu hút hơn 250 nhà cung cấp tầm cỡ thế giới từ 25 quốc gia và khu vực, đưa ra các giải pháp sản xuất ưu việt, cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành chế biến gỗ tại Việt Nam. Đáng chú ý, song song với triển lãm có loạt hội thảo, hội nghị nhằm làm sáng tỏ các giải pháp giúp nhà sản xuất kiểm soát được sản phẩm từ nguyên vật liệu cho đến khi hoàn thành và chuyển đến tay người tiêu dùng, từ đó đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các thành phẩm, giảm chi phí sản xuất, đổi mới cải tiến mẫu mã, và gia tăng lợi nhuận.

Thùy Dương
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024