Doanh nghiệp FDI chiếm 47,3% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 3,48 tỷ USD, chiếm 47,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ, tăng 19,5% so với cùng kỳ.
Mỹ chiếm 80,6% trị giá xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ bằng gỗ của Việt Nam Kim ngạch đạt 8,78 tỷ USD nhưng ngành gỗ đang đối diện với khó khăn kép Khai mạc Hội chợ Máy và Nguyên liệu gỗ quốc tế Bình Dương

Thông tin được đưa ra tại Hội nghị giao ban ngành chế biến gỗ, xuất khẩu gỗ và lâm sản quý III/2024 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương và các Hiệp hội ngành gỗ tổ chức sáng 9/8 tại Bình Dương.

Tăng trưởng mạnh tại nhiều thị trường

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Triệu Văn Lực - Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – thông tin, với tín hiệu phục hồi tích cực của thị trường, đặc biệt là đối với một số sản phẩm xuất khẩu chính đều tăng như dăm gỗ (tăng gần 38%), gỗ và sản phẩm gỗ (tăng trên 20%) so với cùng kỳ năm 2023. Các Hiệp hội, doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đã nỗ lực, chủ động trong việc sản xuất, tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

Vì vậy, lũy kế giá trị xuất, nhập khẩu gỗ và lâm sản 7 tháng đầu năm 2024 đạt cao hơn so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 9,361 tỷ USD, đạt 61,5% kế hoạch năm, tăng 20,5 % so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, sản phẩm gỗ đạt 5,967 tỷ USD, tăng 22,2 %; gỗ đạt 2,785 tỷ USD, tăng 20,9%; lâm sản ngoài gỗ đạt 609 triệu USD, tăng 4,6%.

giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 9,361 tỷ USD, đạt 61,5% kế hoạch năm
7 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 9,361 tỷ USD, đạt 61,5% kế hoạch năm (Ảnh: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam)

Cũng theo ông Triệu Văn Lực, nhiều thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tích cực. Cụ thể, với thị trường Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,019 tỷ USD, tăng 24%; Trung Quốc đạt 1,22 tỷ USD, tăng 37,92%; EU đạt 555 triệu USD, tăng 22,44%. Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 3,99 tỷ USD, tăng 22,3%, doanh nghiệp trong nước đạt 5,371 tỷ USD, tăng 19,2%. Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 1,504 tỷ USD, tăng 22,3 % so với năm 2023. Giá trị xuất siêu toàn ngành ước đạt 7,857 tỷ USD.

Bổ sung thêm thông tin về tình hình xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và làm rõ hơn bức tranh của ngành gỗ trong tình hình hiện tại, ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam – cho hay, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2024 có 3.324 doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 7,36 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp FDI đạt 3,48 tỷ USD, chiếm 47,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhưng về số lượng doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu chỉ có 669 doanh nghiệp, chiếm 20,1% tổng số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy cần có sự kết nối mạnh mẽ giữa khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam để ngành gỗ phát triển bền vững.

Thị trường vẫn chứa đựng nhiều yếu tố thiếu bền vững

Cũng theo ông Đỗ Xuân Lập, diễn biến tình hình kinh tế và chính trị thế giới có nhiều thay đổi, khiến các doanh nghiệp ngành gỗ phải đối diện với nhiều thách thức.

Đơn cử, với Hoa Kỳ - thị trường quan trọng của ngành gỗ Việt Nam, chiếm trên 54% tổng giá trị xuất khẩu của ngành, trong những tháng đầu năm 2024 đã có nhiều thay đổi về chính sách.

Cụ thể, về phòng vệ thương mại, ngành gỗ trong thời gian vừa rồi đã trải qua 5 vụ kiện liên tục (Hàn Quốc, Canada, Hoa Kỳ) riêng thị trường Hoa Kỳ là 3 vụ, đến thời điểm này cơ bản đã có những kết luận cuối cùng. “Vụ 301 (Điều tra 301 về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp) để đảm bảo cho việc kinh doanh gỗ chúng ta vẫn đang tiếp tục thực hiện những cam kết nghị quyết đã ký với Hoa Kỳ (trong vấn đề này tiến trình thực hiện còn đang bị chậm). Riêng vụ tủ gỗ và ván dán (ván plywood) các doanh nghiệp cần phải hoàn thành mẫu tờ khai tự nhập cho nhà thầu Hoa Kỳ”, ông Đỗ Xuân Lập cho hay.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục không được công nhận mà phải sử dụng “giá trị thay thế” của một nước thứ ba để tính toán biên độ bán phá giá.

Các vụ kiện có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới khi kinh tế Hoa Kỳ cũng như thế giới đang có những khủng hoảng, ngành sản xuất nước tại Hoa Kỳ gặp khó khăn và đặc biệt trong bối cảnh chính quyền Hoa Kỳ cần sự ủng hộ của cử chi khi bầu cử Tổng thống Mỹ sắp đến.

Cuộc bầu cử của Hoa Kỳ sắp diễn ra, khiến nhiều quyết sách của Hoa kỳ có thể sẽ thay đổi. Theo một số thông tin, dự báo nếu ông Trump tái cử thành công, chính quyền của ông sẽ thiết lập mức thuế 10% với hàng hóa nhập khẩu vào 60% với hàng hóa nhập khẩu từ riêng Trung Quốc nhằm xử lý vấn đề thặng dư thương mại, việc áp dụng mức thuế cơ sở phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: các quốc gia có FTA với Hoa Kỳ; các quốc gia có mức độ thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ”, ông Đỗ Xuân Lập chia sẻ.

Với thị trường EU, Quy định chống phá rừng của EU (còn gọi là EUDR) khiến doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gặp nhiều khó khăn khi tuân thủ.

Đức áp dụng Luật Nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Luật này tác động gián tiếp tới nhà xuất khẩu của Việt Nam. Nhà nhập khẩu có thể yêu cầu doanh nghiệp Việt cung cấp thêm các chứng nhận liên quan đến nguồn gốc của sản phẩm, tình trạng sử dụng lao động, tiền lương trả cho lao động, cách thức xử lý chất thải nhà máy,…

Về quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan trong EVFTA, các doanh nghiệp cần chú ý, khi bị nghi ngờ về xuất xứ, hải quan sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu đóng khoản thuế bảo lãnh và khoản thuế này sẽ được hoàn lại khi có kết quả xác minh tính chính xác của bộ chứng từ về quy tắc xuất xứ theo quy định trong EVFTA.

Trong bức tranh với các thị trường lớn nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam như trên, cộng với tình hình thế giới đang bất ổn ở nhiều khu vực và cước phí vận chuyển, logistics tăng cao không ổn định làm cho đà phục hồi của kinh tế thế giới chậm. Nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn đang xây dựng và hình thành chuỗi cung ứng mới đã tác động không nhỏ đối với tình hình đơn hàng của ngành gỗ Việt Nam.

Ví dụ như thị trường Canada, kêu gọi các doanh nghiệp hướng về khối kinh tế Nam Mỹ và các nước đồng minh để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, đáng tin cậy, điều này tác động tiêu cực đến xuất khẩu mặt hàng nội thất. Canada cũng tăng cường nhập khẩu từ Philippines, Malaysia và Indonesia (dự kiến sẽ ký Hiệp định thương mại tự do với Canada vào cuối năm 2024).

Để hỗ trợ cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam – kiến nghị Bộ Nông nghiệp, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan của Chính phủ hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC). Có cơ chế phối hợp để cập nhật các thông tin thay đổi về chính sách tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của ngành gỗ và cung cấp các dự báo, cảnh báo và các thông tin liên quan tới phòng vệ thương mại.

Bên cạnh đó, xây dựng chính sách hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại cho ngành gỗ nhằm giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội giới thiệu, quảng bá hình ảnh gỗ Việt sang các thị trường xuất khẩu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có chính sách cụ thể với Sở Kế hoạch và Đầu tư ở các tỉnh không khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư dự án sản xuất các sản phẩm của ngành gỗ mà nước đó đã bị nước thứ 3 áp thuế chống bán phá giá.

Chính phủ cam kết Net Zezo vào năm 2050, hiện một số doanh nghiệp ngành gỗ đã thực hiện chủ động kiểm kê khí nhà kính, các doanh nghiệp đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan có hướng dẫn cụ thể doanh nghiệp để tuân thủ và có các biện pháp giảm thiểu phát thải. Đồng thời có các dự án thí điểm nhằm giúp doanh nghiệp chuyển đổi dần dần tự động hóa một số khâu trong hoạt động sản xuất đồ gỗ.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường EU

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Kết quả xổ số Thừa Thiên Huế 22/12/2024, Xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22 tháng 12. Xổ số hôm nay 22/12. KQXSTTH 22/12. Xổ số Thừa Thiên Huế Chủ nhật. XSTTH 22/12.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.

Tin cùng chuyên mục

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025.
Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu đang tăng trưởng mạnh và đây được đánh giá là xu hướng không thể đổi khác trong hoạt động xuất khẩu cà phê.
Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024 là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam khi giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt trên 62 tỷ USD.
Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong 11 tháng đạt gần 1,98 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, tăng 19,6% về lượng, nhưng giảm 3% kim ngạch so với cùng kỳ.
Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 7,2 tỷ USD năm nay. Con số 8 tỷ USD dự báo sẽ đạt được trong năm 2025.
Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Để tận dụng tốt hơn EVFTA và đáp ứng các quy định xanh hóa của EU, không còn cách nào khác ngoài việc nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu thay vì làm gia công.
Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Thuỵ Điển được đánh giá là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này ngày càng tăng cao thời gian gần đây.
Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

11 tháng, Việt Nam xuất khẩu trên 1,57 triệu tấn phân bón, tương đương gần 644,46 triệu USD, tăng 13,7% về khối lượng, tăng 11,6% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Từ con số chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, xuất khẩu dừa đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.
Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

11 tháng 2024, xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng 2 con số. Các FTA hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp. Tăng sức mạnh nội lực, doanh nghiệp sẽ nâng được kim ngạch.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động