Sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội nghị “Tổng kết vụ xuân 2018 và Lễ trao giải sơ kết giai đoạn I của Dự án AVERP” được tổ chức bởi Tổ chức phát triển Hà Lan SNV vào ngày 15/8 tại Thái Bình.
Các doanh nghiệp có cơ hội trình diễn công nghệ tiên tiến, kiểm tra tính hiệu quả trước khi chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nông hộ |
AVERP là dự án hỗ trợ tài chính dựa trên kết quả cho các doanh nghiệp tư nhân bao gồm các nhà sản xuất gạo, nhà sản xuất phân bón, các nhà cung cấp đầu vào và các đơn vị khác tham gia thử nghiệm và cải tiến công nghệ trồng lúa nhằm tăng năng xuất lúa và giảm thải khí nhà kính so với tập quán sản xuất lúa truyền thống.
Dự án AVERP được triển khai theo hai giai đoạn. Giai đoạn I bắt đầu từ vụ mùa năm 2017, sẽ kéo dài trong hai vụ thử nghiệm, trong đó các đơn vị tham gia sẽ thử nghiệm các giải pháp công nghệ do họ đề xuất. Giai đoạn II sẽ bắt đầu vào vụ xuân năm 2019, bao gồm 4 vụ liên tiếp trong đó các đơn vị tham gia có những công nghệ hoặc phương pháp canh tác lúa được kiểm chứng và đạt kết quả cao nhất trong Giai đoạn I sẽ áp dụng và nhân rộng tại các nông hộ.
Vụ mùa năm 2017 đã có 9 đơn vị trong tổng số 11 đơn vị tranh giải thành công trong việc đáp ứng tiêu chí cuộc thi và được trao thưởng dựa trên tỉ lệ tương ứng với kết quả của họ vào tháng 12/2017.
Trong vụ xuân năm 2018, 3 đơn vị tham gia đã được trao Giải thưởng sơ kết Giai đoạn I vào ngày 15/8 vừa qua: Công ty CP Giống cây trồng Viện cây lương thực và thực phẩm, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ An Đình, Công ty CP phân bón Bình Điền.
3 đơn vị xuất sắc tại Lễ trao giải:
Dựa trên kết quả Giai đoạn I, 6 đơn vị đã được lựa chọn tiếp tục tham gia Giai đoạn II sẽ được triển khai tại Thái Bình trong vụ xuân 2019.
Phát biểu tại Lễ trao giải, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh: “Điểm đột phá của Dự án AgResults là luôn khuyến khích các đơn vị tham gia thử nghiệm các giải pháp công nghệ mà họ đề xuất. Để giành được giải thưởng, các công nghệ cần chứng minh hiệu quả về số lượng các nông hộ sử dụng công nghệ, tiềm năng sử dụng lặp lại công nghệ, giảm phát thải khí nhà kính và tăng năng suất”.
Chiến lược tạo giống lúa ứng phó với biến đổi khí hậu |
Sản xuất lúa gạo sạch: Nhân rộng mô hình chuỗi liên kết |