Thứ sáu 09/05/2025 20:53

Chuẩn bị sẵn sàng cho vận hành thí điểm thị trường tín chỉ carbon

Chiều 29/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khởi động đánh giá Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) khí nhà kính và tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp với sự tham dự của hơn 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước ở các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nằm trong Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 13/8/2024 về danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (cập nhật).

Hỗ trợ kỹ thuật “Đánh giá tác động của hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon tại Việt Nam (gọi tắt là Hỗ trợ kỹ thuật) do Văn phòng Dịch vụ dự án Liên hợp quốc (UNOPS) tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP), nhằm hỗ trợ Cục Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thu Hường

Mục tiêu của Hỗ trợ kỹ thuật nhằm phân tích và xây dựng mô hình đánh giá tác động các phương án quản lý tín chỉ carbon và hạn ngạch phát thải khí nhà kính tại Việt Nam, từ đó cung cấp các khuyến nghị để hỗ trợ quá trình xây dựng hệ thống quản lý quốc gia, hướng tới việc vận hành hiệu quả thị trường carbon tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Tuấn Quang - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường - cho biết: Để Việt Nam đạt phát thải ròng bằng không, một trong những giải pháp quan trọng đó là chúng ta phải chuyển đổi năng lượng từ “nâu” sang “xanh”; đẩy mạnh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thông qua sử dụng công nghệ tiên tiến, ít phát thải, triển khai các mô hình kinh tế tuần hoàn…

Cùng với đó là chuyển đổi sản xuất trong nông nghiệp. Đơn cử như đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp chất lượng cao. Theo tính toán, áp dụng giải pháp này sẽ giúp giảm phát thải từ 3-5 tấn CO2/ha lúa.

Tiếp theo là phát triển rừng và các hệ sinh thái nhằm tăng cường hấp thụ khí nhà kính, bởi các hệ sinh thái ven biển rừng ngập mặn hấp thu nhiều gấp 4 lần rừng tự nhiên.

Ông Nguyễn Tuấn Quang - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu. Ảnh: Mai Đan

Là quốc gia có nhiều mỏ dầu khí và mỏ than, hiện Việt Nam đang nghiên cứu và hướng tới áp dụng giải pháp thu hồi và lưu trữ carbon, mặc dù đây là giải pháp khá tốn kém nhưng trong thời gian tới công nghệ phát triển thì đây là phương án khả thi”- ông Quang nhấn mạnh.

Cuối cùng là biện pháp định giá carbon, ông Quang cho biết, hiện có 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới áp dụng thông qua các công cụ như: Thuế carbon và thị trường carbon, biện pháp này hiện kiểm soát khoảng trên 11 tỷ tấn carbon, tương đương với 20% lượng phát thải trên toàn cầu.

Về thành lập và phát triển thị trường carbon cũng như lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam hiện nội dung này đã được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng Ozon, tuy nhiên ông Quang lưu ý: “Theo kế hoạch, đến tháng 6/2025 chúng ta sẽ tiến hành phân bổ hạn ngạch, sau đó thị trường bắt đầu tiến hành giao dịch, trao đổi hạn ngạch. Như vậy thời gian không còn nhiều”.

Lãnh đạo Cục Biến đổi khí hậu cho rằng, hành lang pháp lý và lộ trình thực hiện đã có, việc cần làm là phải đánh giá tính toán cụ thể xem mực độ ảnh hưởng vĩ mô, ảnh hưởng đến doanh nghiệp ở mức độ như thế nào? Phải có phương án thiết kế và quản lý đối với hệ thống ETS để làm sao phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Trong khuôn khổ của Hỗ trợ kỹ thuật, hội thảo được tổ chức nhằm mục đích: Giới thiệu hỗ trợ kỹ thuật; cập nhật về các quy định quản lý thị trường carbon trong nước và giao dịch tín chỉ carbon quốc tế của Việt Nam; thảo luận về kinh nghiệm quốc tế trong việc xác định các phương án quản lý và đánh giá tác động đối với Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) và giao dịch tín chỉ carbon quốc tế.

Thu Hường

Tin cùng chuyên mục

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ