Chủ nhật 17/11/2024 02:18

Tránh lãng phí thực phẩm từ mô hình “nhà hàng chia sẻ ”

Ở bất cứ nhà hàng, quán ăn, một buổi tiệc lớn hay một bữa ăn nhỏ ngay tại gia đình, cũng dễ dàng bắt gặp cảnh tượng thức ăn thừa bị bỏ đi. Mô hình “Nhà hàng chia sẻ” ra đời tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh đã chuyển tận tay cho những người dân có hoàn cảnh khó khăn suất cơm chất lượng.

Vào trưa thứ 7 hàng tuần, “Nhà hàng chia sẻ” mở cửa phục vụ người nghèo những suất ăn đầy dinh dưỡng nhưng giá chỉ từ 0 đồng đến 2.000 đồng. Mỗi phần ăn bao gồm cơm, rau xào, món mặn, canh và đồ tráng miệng. Đa phần thực khách của quán là người dân có hoàn cảnh khó khăn khách, lao động nhập cư sẽ được nhận miễn phí hoặc có thể quyên góp tuỳ tâm từ 1.000 - 2.000 đồng để ủng hộ quỹ. Ngay buổi khai trương đầu tiên vừa tổ chức, hơn 500 suất cơm đã được “Nhà hàng chia sẻ ” bán hết.

Chương trình "Nhà hàng chia sẻ" ra đời mang nhiều ý nghĩa nhân văn và đạt hai mục tiêu là tiết kiện thực phẩm cho xã hội và hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Mô hình trên do Ngân hàng thực phẩm - Food Bank Việt Nam thực hiện cùng các đối tác. Ông Nguyễn Tuấn Khởi - Chủ tịch Food Bank Việt Nam - cho biết, mô hình “Nhà hàng chia sẻ” ra đời và được triển khai từ việc tận dụng địa điểm tại các nhà hàng chưa phục vụ khách vào buổi sáng; huy động nguồn thực phẩm sạch từ các mạnh thường quân và nấu các suất ăn miễn phí. Hoạt động này sẽ duy trì thường xuyên vào trưa thứ 7 hàng tuần và số lượng các suất ăn sẽ tăng dần theo nhu cầu của người dân.

Không chỉ phục vụ tại chỗ, “Nhà hàng chia sẻ” còn có thùng cơm di động với nhiều khu vực khảo sát có nhu cầu sử dụng thực phẩm đã được lựa chọn, trong đó có ít nhất gần 20 trường hợp người già yếu ở một mình không thể nấu ăn, tới các viện dưỡng lão, mái ấm, nhà mở,… cũng được chuyên chở đến tận nơi

Ông Nguyễn Hồng Duy, lao động nhập cư ở khu vực Bình Thạnh là khách hàng của “Nhà hàng chia sẻ” xúc động chia sẻ, quán cơm này thực sự rất ý nghĩa với người nghèo, giúp những người lao động còn khó khăn như tôi có được bữa cơm trưa tươm tất. Không chỉ có ông Duy, rất nhiều thực khách của nhà hàng cũng cảm thấy ấm lòng hơn giữa thời buổi khó khăn này.

Nhiều tình nguyện viên tham gia "Nhà hàng chia sẻ" phục vụ suất ăn cho người nghèo

Xuất phát từ mô hình hoạt động của Quán cơm dã chiến, hỗ trợ thực phẩm cho mọi người khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19 năm 2020 vừa qua. Mô hình “Nhà hàng chia sẻ” đã đến với bà con lao động, người dân khó khăn. Đây là là hoạt động nằm trong dự án của Ngân hàng Thực phẩm Việt Nam năm 2021.

Ngoài mục đích mang đến những phần cơm đầy dinh dưỡng cho người lao động khó khăn, mô hình “Nhà hàng chia sẻ” còn mang một ý nghĩa cao cả hơn đó là phát huy tinh thần chia sẻ và chống lãng phí thực phẩm trong cộng đồng, hỗ trợ thực phẩm cho người khó khăn (người vô gia cư, người lao động nghèo, người già và trẻ em không có khả năng lao động,...) và rất nhiều đối tượng yếu thế khác trong xã hội.

Ông Nguyễn Tuấn Khởi hi vọng, mô hình này sẽ nhận được sự ủng hộ của các tình nguyện viên, các nhà hàng ủng hộ mặt bằng để triển khai được nhiều điểm hơn, hướng tới mục tiêu phục vụ bà con vào những ngày cố định. Hiện nay, người lao động khó khăn, có thu nhập thấp khá nhiều trong khi một suất cơm trung bình hiện nay từ 25.000-30.000 đồng cũng quá so với thu nhập của họ, vì vậy chương trình ra đời nhằm sẻ chia một phần khó khăn với họ.

Theo ông Khởi, ở bất cứ nhà hàng, quán ăn, một buổi tiệc lớn hay một bữa ăn nhỏ ngay tại gia đình, cũng dễ dàng bắt gặp cảnh tượng thức ăn thừa bị bỏ đi. Nhằm góp phần giải quyết tình trạng này, nhiều sáng kiến thiết thực đã được thực hiện nhằm cắt giảm lượng thực phẩm lãng phí. Tại Việt Nam, Food Bank Việt Nam đã và đang cùng nhiều đơn vị có thêm nhiều hoạt động, sáng kiến hay cùng hành động "Làm cho Việt Nam không còn cái đói và lãng phí thực phẩm" trong thời gian tới.

Năm 2021, mô hình "Share Restaurant" - Nhà hàng Chia sẻ của Food Bank Việt Nam đặt mục tiêu liên kết với hơn 200 nhà hàng trên toàn TP. Hồ Chí Minh cùng tham gia hoạt động chống lãng phí thực phẩm và chia sẻ nguồn thực phẩm chất lượng đến tay người khó khăn trong xã hôi.

Trần Thế
Bài viết cùng chủ đề: Người lao động

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét

Hút thuốc lá khi lái xe: Nguy hiểm rình rập trên từng cây số

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-star, IDE, MT Korea và loạt cơ sở bị đình chỉ hoạt động

Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự điều hành Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

30.000 người Việt tử vong mỗi năm do tai nạn thương tích