Thứ sáu 22/11/2024 07:06

Trà Vinh nỗ lực đưa điện đến vùng đồng bào dân tộc Khmer

Những năm qua, ngành điện đã có nhiều nỗ lực để đưa điện lưới quốc gia về phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh Trà Vinh.

Hơn 98% hộ dân vùng đồng bào dân tộc Khmer có điện sử dụng

Từ khi mới tách ra từ tỉnh Cửu Long (tháng 5/1992), hệ thống điện tỉnh Trà Vinh hầu như “không có”, chỉ có duy nhất 1 trạm biến áp trung gian 6 MVA/66 kV, còn đến trên 90% ấp, xã và hơn 91,4% số hộ dân “trắng điện”, sản lượng điện thương phẩm không quá 20 kWh/người/năm.

Ngành điện đầu tư hàng trăm tỷ đồng dự án cấp điện cho các hộ dân chưa có điện, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Với quyết tâm “điện đi trước một bước”, đặc biệt từ năm 2011 đến nay, Công ty Điện lực Trà Vinh đã triển khai nhiều công trình, dự án đưa điện về nông thôn trên địa bàn 106 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Theo đó, ngành điện đầu tư dự án cấp điện cho các hộ dân chưa có điện, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh. Dự án này triển khai qua 3 giai đoạn từ năm 2011 và hoàn thành năm 2016 với tổng vốn đầu tư gần 470 tỷ đồng. Qua đó, đã cấp điện cho gần 35.000 hộ dân 83 xã của 7 huyện, 1 thị xã của tỉnh Trà Vinh, phần đông hộ dân có điện là người dân tộc Khmer.

Nhờ các dự án công trình lưới điện được đầu tư và xóa hộ câu đuôi, lưới điện ở tỉnh Trà Vinh tiếp tục được mở rộng đến tận vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc Khmer. Tính đến nay, số xã có điện trong toàn tỉnh đạt 100% (106/106 xã, phường và thị trấn) và số hộ dân sử dụng điện là 99,3%, trong đó số hộ nông thôn có điện đạt 99,23%.

Mạng lưới điện quốc gia phủ rộng khắp các vùng nông thôn tỉnh Trà Vinh giúp người dân thuận tiện sinh hoạt, phát triển sản xuất

Trao đổi với phóng viên, đại diện Công ty Điện lực Tỉnh Trà Vinh - cho biết: Tỉnh Trà Vinh có khoảng 31% dân tộc Khmer, trong đó đã có hơn 98,3% hộ có điện sử dụng (tương ứng 87.420 hộ có điện/88.905 hộ dân tộc Khmer). Đến nay, ngành điện Trà Vinh đã góp phần hoàn thành tiêu chí số 4 về điện xây dựng nông thôn mới cho 85/85 xã.

Nâng cao đời sống, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Ngoài dự án cấp điện đồng bào Khmer Trà Vinh, trong những năm gần đây ngành điện đã đầu tư các dự án cấp điện phục vụ nuôi trồng thủy sản cho các xã huyện vùng sâu, có đông đồng bào dân tộc Khmer.

Theo đó, từ năm 2014 đến nay, Công ty Điện lực Trà Vinh phối hợp triển khai nhiều dự án cấp điện nuôi tôm với tổng số vốn đầu tư gần 226 tỷ đồng, như: Dự án thành phần “Cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp tỉnh Trà Vinh” thuộc Dự án hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện giai đoạn 3 (DPL3), với vốn đầu tư 107,4 tỷ đồng, hoàn thành năm 2016. Qua đó, cung cấp điện cho trên 5.779 hộ nuôi tôm công nghiệp; hay đầu tư các công trình cấp điện nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm công nghiệp) giai đoạn 2016-2019 với tổng vốn là 118,5 tỷ đồng.

Con tôm làm cho bộ mặt nông thôn, vùng đồng báo dân tộc Khmer ngày càng khởi sắc khi điện lưới về

Theo ông Lư Minh Thông - Chủ tịch UBND xã Long Sơn (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh), trong những năm gần đây, nhờ điện xã Long Sơn thay đổi đi lên, tỷ lệ số hộ trồng màu (trông lúa, rau quả) và nuôi tôm tăng nhanh. Trước đây, mỗi hộ trồng màu chỉ được khoảng 1 đến 2 công, khi có điện dùng máy bơm nước tưới tiêu, số diện tích canh tác tăng từ 5 đến 7 công, nhất là nuôi tôm phát triển, toàn xã có hơn 500ha đất nuôi tôm. Có thể nói, nhờ có điện đời sống người dân được nâng lên, kinh tế tăng trưởng bình quân từ 12-14%/năm, kéo theo thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 43 triệu đồng/người/năm.

Ngoài ra, thực hiện chủ trương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xóa dần việc bán điện qua hình thức câu phụ (câu đuôi, câu chuyền, chia hơi), tiến tới bán điện trực tiếp đến từng hộ sử dụng điện qua công tơ chính của ngành điện. Theo đó, giai đoạn 2016-2020, ngành điện Trà Vinh đã đầu tư gần 11,6 tỷ đồng xây dựng hệ thống lưới điện. Trong đó giai đoạn 2016-2019 đã thực hiện xóa được 3.803 hộ câu phụ. Và năm 2020 tiếp tục đầu tư lưới điện trung hạ thế, lắp công tơ xóa hộ câu phụ không an toàn cho 671 hộ dân. Từ đó, góp phần nâng cao chất tiêu chí số 4 - về điện của 85/85 xã nông thôn mới, phấn đấu được công nhận xã nông thôn mới nâng cao.

Sở Công Thương Trà Vinh đánh giá, trong hơn 10 năm qua, ngành điện đã đầu tư hơn 815 tỷ đồng triển khai nhiều công trình, dự án đưa điện về nông thôn, nhằm tăng cường khả năng cung cấp điện ổn định, tin cậy và phát triển phụ tải tiêu dùng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đến nay, đã cấp điện đến tận nhà cho hơn 50.000 hộ dân vùng nông thôn trên địa bàn Trà Vinh, trong đó chủ yếu là đồng bào Khmer ở địa phương. Qua đó, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và an sinh xã hội ngày càng nâng cao, đời sống vật chất, tinh thần của tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện.

Có thể thấy, trong những năm qua, ngành điện Trà Vinh đã có nhiều nỗ lực để đưa điện lưới quốc gia về vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc Khmer, không những góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mà còn tạo điều kiện để các hộ đồng bào dân tộc Khmer phát triển sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống