Chủ nhật 29/12/2024 03:43

TP. Hồ Chí Minh: Vốn đầu tư nước ngoài tăng hơn 59%

Trong 2 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 369 triệu USD, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2022.

Tại phiên họp thường kỳ đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội tháng 2 năm 2023, sáng ngày 3/3, UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 12,7%; doanh thu du lịch tăng 115,8% so với cùng kỳ; số doanh nhiệp thành lập mới tăng 13,1%.

Phiên họp UBND TP. Hồ Chí Minh về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2, nhiệm vụ, giải pháp tháng 3 năm 2023, sáng ngày 3-3/2023

Đặc biệt, trong 2 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 369 triệu USD, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, TP. Hồ Chí Minh cấp mới giấy chứng nhận đầu tư 103 dự án với vốn đăng ký 99 triệu USD, tăng 24,4% về vốn so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, hoạt động xây dựng có 2 dự án, vốn đăng ký 54,5 triệu USD, chiếm 54,8% vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với 39 dự án, vốn đăng ký 31,3 triệu USD, chiếm 32,0%.

Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có 30 dự án, vốn đăng ký 7,4 triệu USD, chiếm 7,6%; hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo 2 dự án, vốn đăng ký 3 triệu USD, chiếm 3,1%.

Trong 2 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư nước ngoài vào TP. Hồ Chí Minh tăng hơn 43% so với cùng kỳ năm 2022

Singapore là quốc gia dẫn đầu về dự án cấp phép mới với 23 dự án, vốn đăng ký 76,6 triệu USD, chiếm đến 78,4% vốn đăng ký cấp mới. Kế đến là Hàn Quốc 9 dự án, vốn đăng ký 4,8 triệu USD, chiếm 4,9%; Đài Loan (Trung Quốc) có 4 dự án, với vốn đăng ký 4,2 triệu USD, chiếm 4,3%” – UBND TP. Hồ Chí Minh thông tin.

Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 29 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm 70,4 triệu USD (bao gồm các dự án tăng và giảm vốn), tăng 52,6% số dự án và tăng 701,7% vốn điều chỉnh so với cùng kỳ.

Hàn Quốc là quốc gia có số vốn điều chỉnh cao nhất trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt 16,4 triệu USD, chiếm 34,4% vốn đăng ký điều chỉnh.

Về hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp, trong 2 tháng đầu năm 2023, tại TP. Hồ Chí minh có 275 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện với vốn góp là 187 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có số vốn góp đạt 130,5 triệu USD, chiếm 69,8% tổng vốn góp; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 33 triệu USD, chiếm 17,6%; hoạt động vận tải kho bãi 7,7 triệu USD, chiếm 4,1%; hoạt động kinh doanh bất động sản 6,1 triệu USD, chiếm 3,3%.

Singapore và Hàn Quốc là hai quốc gia có tỷ trọng vốn góp cao nhất lần lượt chiếm 64,3% và 11,7%.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến cuối tháng 2/2023, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 11.455 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt khoảng 56,35 tỷ USD, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án còn hiệu lực so với cả nước.

Tính chung tổng giá trị vốn đầu tư nước ngoài cấp mới, vốn đầu tư tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp vào TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 80,3 tỷ USD.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Thu hút đầu tư nước ngoài

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững