Thứ tư 01/01/2025 23:42

TP. Hồ Chí Minh: Viện Kiểm nghiệm thuốc phát hiện thuốc trị gout, đau khớp chứa chất gây hại

Đặt mua sản phẩm thuốc nhãn hiệu Malaysia trên mạng, địa chỉ liên hệ tại Hà Nội, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh phát hiện sản phẩm có chứa chất gây hại.

Ngày 28/12, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh cho biết đã gửi văn bản báo cáo Bộ Y tế để có biện pháp xử lý việc pha trộn thuốc bán trên mạng.

Theo đó, đơn vị này đã mua thuốc pha trộn sẵn trên mạng để kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy thuốc pha trộn này có những thành phần rất có hại cho người uống. Các loại thuốc pha trộn này hiện bày bán trên các website, các trang thương mại điện tử, Facebook, TikTok...

Cụ thể, từ thông tin quảng cáo trên trang web nhathuocviet24h.com (có địa chỉ liên hệ tại CT10A khu đô thị Đại Thanh, Thanh Trì, TP. Hà Nội), Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh đã đặt mua sản phẩm có tên LINSEN DOUBLE CAULIS Plus để phân tích thành phần.

Loại thuốc Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh đưa ra cảnh báo - Ảnh: Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh

Thuốc này có thành phần công bố trên nhãn là Caulis Sinomenii 50mg, Caulis Piperis Futoradsurae 50g, Rhizoma Chuanxiong 30mg, Radix Clematidis 60mg, Herba Asari Cum Radice 20mg, Radix Angelicae 50mg; nhà sản xuất: WELIP (M) SDN. BHD. - Malaysia. Trên web, thuốc này quảng cáo hỗ trợ điều trị bệnh gút, viêm đa khớp, thoái hóa.

Kết quả phân tích của Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh cho thấy, trong mẫu thuốc này có chứa Piroxicam và Dexamethason. Đây là hai thành phần được pha trộn trái phép, rất có hại cho sức khỏe người uống. Hàm lượng Piroxicam khoảng 9,56mg/viên và hàm lượng Dexamethason khoảng 0,27mg/viên.

Cũng theo Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh, đây là thuốc giả không có số đăng ký, trộn trái phép tân dược. Ngay khi có kết quả phân tích, viện đã gửi văn bản báo cáo Bộ Y tế để có biện pháp xử lý.

Theo Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh, thuốc là sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, cũng là sản phẩm kinh doanh có điều kiện. Do vậy, Viện đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc mua bán thuốc trên website, trang thương mại điện tử và các nền tảng xã hội, vận động và tuyên truyền người dân không mua bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không có nguồn gốc rõ ràng. Nếu người tiêu dùng phát hiện các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp xử lý.

Nguyễn Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội: Mua sắm tưng bừng chào Xuân 2025

Bách hóa Xanh ngừng bán và kiểm nghiệm tất cả sản phẩm giá đỗ

Bí mật thành công đằng sau chiến lược “Shoppertainment” trên Tiktok Shop của thương hiệu tã bỉm Huggies

Sữa bầu ABO Mom với hoạt chất vàng 5-MTHF giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh

Thiều Hoa ra mắt chiến dịch 'Mùa Xuân của mẹ' .

AEON Việt Nam ngập tràn hàng hóa với nhiều ưu đãi dịp Tết Nguyên đán

WinEco – Gắn kết nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Sức mua tăng mạnh lên tới 50% từ chương trình kích cầu Tháng Khuyến mại Hà Nội

Hà Nội: Khai mạc ‘Hội chợ hàng OCOP năm 2024’

Khai mạc Tuần hàng Việt ‘Made in Vietnam 2024’

Minh bạch nguồn gốc: Giải pháp then chốt cho một thị trường thực phẩm an toàn

LocknLock khởi động chiến dịch mua sắm lớn nhất năm

Khai mạc Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2024

Sống xanh và tiêu dùng xanh: Lựa chọn bền vững cho người dân Hà Nội

Sẵn sàng cho Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024

Kia tăng ưu đãi cho nhiều dòng xe trong tháng 12, cao nhất lên đến 110 triệu đồng

Đón Tết ''Nhẹ-Nhàn-Khỏe" với loạt sản phẩm mới từ Điện máy Gia dụng Hòa Phát

Tổng cục Quản lý thị trường giành giải Nhất cuộc thi Tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương tiếp tục quản lý chặt hoạt động bán hàng đa cấp