Thứ ba 24/12/2024 01:52

TP. Hồ Chí Minh và Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng

Các bản ghi nhớ, tài trợ cho các dự án hạ tầng, giao thông của Chính phủ Nhật Bản dành cho TP. Hồ Chí Minh được ký kết và sẽ triển khai nhanh trong thời gian tới đã được Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio chứng kiến ký kết ngày 21/2 tại TP. Hồ Chí Minh.    

Cụ thể, thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản sẽ tài trợ tài chính cho TP. Hồ Chí Minh triển khai Dự án “Cải tạo phục hồi đường cống thoát nước cũ, xuống cấp bằng công nghệ không đào hở tại TP. Hồ Chí Minh” (Dự án SPR). Dự án được triển khai tại khu vực trung tâm thành phố bằng công nghệ SPR hiện đại, không ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân trong quá trình thi công. Dự án sử dụng cuộn thép mỏng phủ nhựa bên ngoài ôm sát theo vòm cống hiện hữu và gia cố thêm bằng hỗn hợp hóa chất tạo sự kết dính giữa cuộn thép và vòm cống hiện hữu gia tăng khả năng chịu lực và chống rò rỉ. Điểm đáng chú ý của công nghệ này là không đào hở nên không ảnh hưởng đến giao bên trên. Theo thông tin từ chủ đầu tư, đường cống thoát nước sẽ tăng thêm tuổi thọ 50 năm sau khi áp dụng công nghệ của phía Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan (phải) và ông Konaka Tetsuo, Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam ký thỏa thuận viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản

Ngoài ra, bản ghi nhớ về tăng cường năng lực quản lý đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh được ký giữa Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP. Hồ Chí Minh, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Đường sắt đô thị số 1 và Công ty Tokyo Metro- Nhật Bản nhằm chuẩn bị cho quá trình triển khai vận hành, khai thác tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên.

Trong đó, Công ty Tokyo Metro sẽ chia sẻ kinh nghiệm quản lý đường sắt đô thị, hợp tác kỹ thuật, tư vấn xây dựng, vận hành quản lý các dự án đường sắt đô thị tại thành phố, trao đổi cán bộ quản lý, hợp tác nhân sự, tổ chức hội thảo khoa học trao đổi thông tin liên quan đến đường sắt đô thị. Từ phía Công ty Tokyo Metro cũng sẽ tư vấn cho TP. Hồ Chí Minh về nghiên cứu kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1, tư vấn xây dựng ứng dụng hướng dẫn đi tàu điện, nghiên cứu phát triển kinh doanh, xây dựng hệ thống quản lý bảo dưỡng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản và lưu kho, liên thông hệ thống thu phí tự động.

Theo Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản đã không chỉ góp phần tăng cường quan hệ giữa TP. Hồ Chí Minh và Nhật Bản mà còn mở đường huy động vốn và công nghệ của các công ty Nhật Bản vào thực hiện các dự án đầu tư tại thành phố. Phía Nhật Bản tiếp tục quan tâm thúc đẩy việc sớm ký kết hiệp định vay cuối cùng cho dự án để dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 được triển khai đúng tiến độ; đồng thời quan tâm theo dõi, đôn đốc các nhà thầu tập trung nguồn lực cho thi công đảm bảo an toàn, đúng tiến độ và chất lượng công trình.

Với hai thỏa thuận được ký kết sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa Nhật Bản và TP. Hồ Chí Minh, hỗ trợ thành phố phát triển các dự án hạ tầng góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Tuyến Metro số 1 Bến Thành- Suối Tiên sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản chuẩn bị vận hành thử vào tháng 6/2020

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016- 2020 ở thành phố cần khoảng 79 tỷ USD, trong đó đầu tư ngân sách khoảng hơn 16,2 tỷ USD nhưng chỉ đáp ứng được 52% nhu cầu. Do vậy, thành phố đã có những giải pháp để huy động nguồn lực đầu tư phát triển như phát hành trái phiếu, vay vốn nước ngoài ODA, vay ưu đãi từ nhà tài trợ nước ngoài, nguồn thu từ nhà, đất, chương trình kích cầu, hình thức hợp tác công -tư PPP. Riêng hình thức hợp tác công tư PPP có 160 dự án, đã hoàn tất và đang thực hiện, với tổng vốn hơn 355.000 tỷ đồng.

Với nhu cầu nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng này lớn này và để linh hoạt tạo vốn cho các dự án hạ tầng tại Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Mính nói riêng hiện nay JICA cũng giới thiệu hình thức tài trợ dưới tên gọi “Tài trợ đầu tư tư nhân” (PSIF), một công cụ tài chính khác để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng với sự tham gia của khu vực tư nhân, ngoài hình thức tài trợ ODA truyền thống của JICA.

Thanh Thanh
Bài viết cùng chủ đề: khung giá đất

Tin cùng chuyên mục

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 73,5% kế hoạch

Thu ngân sách nhà nước 11 tháng tăng 16,1%

Hơn 31,8 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 11 tháng

Nâng cao chất lượng quản trị, ''chìa khóa'' tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư

Khơi thông hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A

Quản trị công ty - 'thước đo' năng lực của doanh nghiệp

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI