Thứ ba 19/11/2024 01:17

TP. Hồ Chí Minh: Sẽ làm rõ trách nhiệm các đơn vị liên quan Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

Trong tuần này UBND TP. Hồ Chí Minh sẽ họp và làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cơ quan đối với Dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng để đảm bảo đúng nhiệm vụ và hướng tới mục tiêu chung. Dự án này chậm trễ làm ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị công trình. Đây là lỗi lớn của thành phố với người dân, với Chính phủ.  

Thông tin trên được ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết tại cuộc họp báo chiều 1/10 của UBND TP. Hồ Chí Minh.

Ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TP. Hồ Chí Minh tại cuộc họp chiều 1/10

Theo ông Võ Văn Hoan, vừa qua thành phố nhận được nhiều thông tin trái chiều từ đơn vị tư vấn giám sát và nhà đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng. Hai bên liên tiếp chỉ ra các sai phạm của nhau, điều này khiến cho dự án chống ngập đang bị ngừng tiến độ. Tuy nhiên, do đây là hai chủ thể, hai trách nhiệm khác nhau nhưng mục tiêu chung của dự án, hai bên cần ngồi lại với nhau để nói rõ các mâu thuẫn và cùng nhau giải quyết.

Thông tin cụ thể hơn về dự án, ông Võ Văn Hoan cho biết sau khi dự án ngưng trệ 5 tháng, lãi suất ngân hàng đã tăng và thành phố đã chỉ đạo thành lập tổ kiểm tra đánh giá lại toàn bộ dự án. Hiện thành phố đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ, cơ quan Trung ương để làm việc.

Tại cuộc họp báo, nhiều phóng viên cũng đặt các câu hỏi như: liên quan đến dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) trị giá gần 10.000 tỷ đồng có thông tin nhân viên của đơn vị tư vấn giám sát bị đe dọa, một số nhân viên không chịu nổi áp lực; chủ đầu tư đề nghị công an vào cuộc điều tra dự án…

Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập TP. Hồ Chí Minh- cho biết: Dự án đã tạm ngưng từ tháng 4 đến nay và công tác xác nhận giải ngân trong thời gian qua có sự chênh lệch giữa thực tế thi công hiện trường và giải ngân. Do đó, thành phố phải kiểm tra lại trước khi ký phụ lục 2A. Ngoài ra, phải điều chỉnh lại để đảm bảo hiệu quả cao nhất của dự án nên thành phố thành lập 1 đoàn kiểm tra, giám sát.

Đối với nội dung có thông tin nhân viên của đơn vị tư vấn giám sát bị đe dọa, ông Dũng cho biết đơn vị tư vấn giám sát có báo chuyện này và chủ đầu tư có gửi đơn yêu cầu công an vào cuộc. Tuy nhiên, trung tâm chưa nhận được, chỉ biết qua báo chí.

Theo ông Dũng, hiện nay đơn vị tư vấn giám sát không chịu làm việc 3 bên (gồm chính quyền - đơn vị tư vấn giám sát - nhà đầu tư). Trung tâm có mời đơn vị tư vấn giám sát ra làm việc và yêu cầu đưa ra thời điểm làm việc 3 bên để dự án sớm tái khởi động nhưng vẫn chưa nhận được văn bản trả lời của đơn vị tư vấn giám sát.

Về thông tin nhân viên đơn vị tư vấn nói bị đe dọa, ông Hoan cho rằng việc này cần phải xem xét lại. Đơn vị tư vấn và nhà đầu tư là hai chủ thể, trách nhiệm khác nhau. Việc đơn vị tư vấn và nhà đầu tư không chịu ngồi với nhau là không được. Thành phố sẽ dựa trên cơ sở báo cáo của đơn vị tư vấn, nhà đầu tư để hoàn thiện dự án.

Ông Hoan nhấn mạnh, tuần này UBND Thành phố sẽ họp và làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cơ quan để đảm bảo đúng nhiệm vụ và hướng tới mục tiêu chung. Dự án này chậm trễ làm ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị công trình. Đây là lỗi lớn của thành phố với người dân, với Chính phủ.

Được biết dự án chống ngập có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) được UBND TP. Hồ Chí Minh ký kết với Tập đoàn Trung Nam theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) có tổng kinh phí hơn 9.926 tỷ đồng và sẽ hoàn thành sau 36 tháng (6/2019). Dự án đã hoàn thành 72% khối lượng (tương đương với tổng giá trị hoàn thành là 5.690 tỷ đồng) và tạm dừng thi công từ ngày 27/04/2018 đến nay do quá trình thi công có nhiều sai phạm.

Ngọc Thùy

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số