Thứ ba 24/12/2024 01:27

TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

Hàng chục câu hỏi của doanh nghiệp xuất khẩu liên quan đến chính sách, tiếp cận vốn vay, lãi suất, ngoại tệ, thủ tục tiếp cận vốn… đã được giải đáp.

Sáng 31/10, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh phối hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tổ chức “Hội nghị Đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền thành phố với chuyên đề: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về lĩnh vực ngân hàng, kết nối doanh nghiệp xuất khẩu và ngân hàng”. Đây cũng là hội nghị đối thoại trực tiếp lần thứ 251 của Hệ thống Đối thoại doanh nghiệp - chính quyền thành phố.

Hội nghị đối thoại thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp.

Phát biểu tại sự kiện, ông Đào Minh Chánh - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) - nhấn mạnh: Hội nghị Đối thoại với doanh nghiệp ngày hôm nay nhằm kịp thời hỗ trợ tháo gỡ, giải đáp các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp cũng như các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp về lĩnh vực ngân hàng và triển khai đến doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh các sản phẩm tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

Ông Đào Minh Chánh - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh - nhấn mạnh: Thời điểm kết thúc năm không còn nhiều, chỉ còn 2 tháng nữa, việc tổ chức hội nghị chuyên đề này có ý nghĩa lớn đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực tạo động lực tăng trưởng kinh tế, để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của năm. Bên cạnh đáp ứng tốt vốn cho lĩnh vực xuất khẩu tăng trưởng phát triển, còn thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

Tính từ đầu năm 2024 đến nay, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp Trung tâm ITPC tổ chức 2 hội nghị đối thoại với doanh nghiệp (kết nối ngân hàng với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tín dụng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn). Hội nghị đối thoại hôm nay là hội nghị lần thứ 3 về tín dụng xuất khẩu. 3 hội nghị này có 3 đối tượng đều hướng tới động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Hội nghị đối thoại hôm nay gồm 2 nội dung chính: Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh mong muốn lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp phản ánh, nắm bắt cơ chế, chính sách, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để Ngân hàng Nhà nước có những đề xuất kiến nghị, chỉnh sửa tốt hơn cho doanh nghiệp nói chung và hoạt động doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.

Ký kết hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Thương mại cổ phần Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (Vietcombank) và các doanh nghiệp lĩnh vực xuất khẩu trên địa bàn TP, Hồ Chí Minh.

Nội dung quan trong thứ 2 ký kết hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh và 20 doanh nghiệp lĩnh vực xuất khẩu trên địa bàn TP, Hồ Chí Minh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao năng lực xuất khẩu, cải tiến công nghệ và đáp ứng nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp những tháng cuối năm 2024. Chúng tôi lựa chọn ngân hàng này trực tiếp cho vay vốn không chỉ tạo hiệu ứng mà còn phản ánh hiệu quả chính sách của Chính phủ, ngân hàng Trung ương tập trung vào tăng trưởng kinh tế, trong đó có xuất khẩu.

Doanh nghiệp nêu những khó khăn, vướng mắc khi tiếp cận vốn vay ngân hàng tại hội nghị đối thoại.

Tại hội nghị, Ban tổ chức đã tiếp nhận, giải đáp hàng chục câu hỏi của doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề về tiếp cận vốn vay cho xuất khẩu; lãi suất; ngoại tệ; tỷ giá; các yêu cầu về thủ tục để được trợ vốn đầu tư cải tiến công nghệ…

Một vấn đề "nóng" được nhiều nhiều doanh nghiệp quan tâm đó là chính sách tín dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Trả lời ý kiến của doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh - thông tin: Việc đáp ứng vốn cho lĩnh vực xuất khẩu không chỉ vốn Việt Nam đồng mà còn vốn ngoại tệ và rất nhiều cơ chế chính sách. Ngay cả các tổ chức tín dụng cũng luôn chủ động cung cấp, đáp ứng tốt nhất các dịch vụ ngân hàng cho lĩnh vực này. Lĩnh vực này có thể nói không thuần túy như lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng trong nước, có xuất khẩu, thanh toán quốc tế, các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, tỷ giá…

Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh - trả lời ý kiến của doanh nghiệp tại hội nghị.

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, hiện nay, có hai chính sách lớn cho xuất khẩu. Thứ nhất, lĩnh vực xuất khẩu nằm trong 5 nhóm ngành lĩnh vực ưu tiên: Đó là doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và xuất khẩu. 5 nhóm này được áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn bằng Việt Nam đồng 4%/năm. Đây là chính sách được áp dụng từ nhiều năm trước đây (từ năm 2012) đến nay.

Thứ hai, doanh nghiệp xuất khẩu hoàn toàn có thể lựa chọn ngoại tệ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp có thể vay bằng Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ đúng với nhu cầu của mình. “Nhu cầu ngoại tệ để thanh toán xuất nhập khẩu, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ luôn đáp ứng tốt nhất cho doanh nghiệp” - ông Nguyễn Đức Lệnh khẳng định.

Ngoài việc trả lời vướng mắc của các doanh nghiệp tại hội nghị, đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh còn giải thích chi tiết, cụ thể các chính sách, quy định pháp luật, góp phần tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh trong việc thực thi các chính sách của Nhà nước kịp thời và hiệu quả.
Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển