Thứ hai 23/12/2024 08:09

TP. Cần Thơ: Khởi động cánh đồng 1 triệu ha lúa chất lượng cao, mục tiêu sản xuất thân thiện môi trường

TP. Cần Thơ là một trong 5 địa phương được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn thí điểm thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Vừa qua, TP. Cần Thơ đã khởi động mô hình điểm trên diện tích 50ha đầu tiên được triển khai tại Hợp tác xã Thuận Tiến (huyện Vĩnh Thạnh).

Tại lễ phát động, nghi thức xuống giống, bón phân (bằng cơ giới hóa) đã được thực hiện. Cánh đồng thực hiện thí điểm sử dụng giống xác nhận, áp dụng quản lý nước ướt khô xen kẽ (AWD), bón phân chuyên vùng chuyên biệt (SSNM), sạ hàng bằng máy kết hợp vùi phân.

Các đại biểu xem trình diễn quy trình sạ hàng bằng máy kết hợp vùi phân.

Theo đó, mô hình đáp ứng các tiêu chí: sử dụng giống xác nhận; áp dụng quản lý nước ướt khô xen kẽ (AWD); áp dụng bón phân chuyên biệt (SSNM), sạ hàng bằng máy kết hợp vùi phân, giảm số lần bón phân còn 2 lần/vụ; áp dụng IPM quản lý bảo vệ thực vật; áp dụng máy gặt đập liên hợp cho thu hoạch; thu gom rơm ra khỏi đồng làm nấm rơm và phân bón từ rơm, kết hợp bón phân hữu cơ cho lúa…

Việc triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, góp phần thúc đẩy chuyển đổi từ biện pháp canh tác truyền thống sang cơ giới hóa đồng bộ, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, bảo đảm chất lượng canh tác bền vững, hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Thời gian qua, TP. Cần Thơ có 38.000ha lúa thực hiện theo dự án Vnsat, với 32.000 hộ dân tham gia. Qua đó, trình độ sản xuất của người dân được nâng lên, người dân đã áp dụng các biện pháp để giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng lợi nhuận.

Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được từ dự án Vnsat, TP. Cần Thơ cam kết thực hiện thắng lợi đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2025, TP. Cần Thơ sẽ có vùng sản xuất chuyên canh lúa chất lượng cao quy mô 38.000ha, đến giai đoạn 2026-2030 đạt 50.000ha theo kế hoạch.

Cánh đồng thí điểm phương pháp máy sạ hàng kết hợp vùi phân.

Ông Trần Thái Nghiêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônTP. Cần Thơ kỳ vọng mô hình sẽ triển khai thành công, đáp ứng được mục tiêu sản xuất lúa giảm phát thải thấp, giảm chi phí và tăng thu nhập cho người dân.

Từ mô hình mẫu, ngành nông nghiệp TP. Cần Thơ sẽ đúc kết kinh nghiệm thực tiễn sản xuất để từ đó có chỉ đạo nhân rộng thực hiện đề án 1 triệu ha lúa trên địa bàn thành phố góp phần nâng cao chất lượng lúa giúp người nông dân liên kết thực hiện chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tạo làn sóng nền sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường trong ngành nông nghiệp TP. Cần Thơ nói riêng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Theo ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ cao Trung An (TP. Cần Thơ), đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao vô cùng ý nghĩa, không chỉ về vấn đề môi trường, mà là giá trị của hạt gạo được nâng cao, giúp ổn định sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Việt Nam.

Ông Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam cho biết, ở khía cạnh quốc gia, đề án sẽ góp phần tạo dựng một thương hiệu gạo thân thiện với môi trường, gạo xanh, chống biến đổi khí hậu, không chỉ cho hạt gạo mà là cho nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, thực hiện đề án 1 triệu ha lúa, Bộ đang tích cực triển khai các nội dung, trong đó công bố quy trình canh tác lúa chất lượng cao và phát thải thấp được các nhà khoa học và tổ chức quốc tế công nhận.

Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” được triển khai sẽ cho phép giải quyết đồng thời 3 vấn đề lớn đang đặt ra đối với ngành lúa gạo thế giới và Việt Nam: tăng sản lượng lúa gạo, tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai 5 điểm làm mô hình điểm về sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp, tập huấn cho người dân hiểu về quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Từ đó, nông dân về tuyên truyền cho các hợp tác xã triển khai áp dụng theo đúng đề án 1 triệu ha lúa và nhân rộng mô hình ra các vùng khác.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)