Thứ tư 14/05/2025 16:29

Tổng hợp ý kiến dự thảo Nghị quyết cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tổng hợp ý kiến cho dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân.

Chiều tối 14/2, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội tổ chức cuộc họp tổng hợp ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân.

Tham dự và chủ trì cuộc họp có TS.Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội; cùng tham dự cuộc họp có Thường trực các Ủy ban: KHCN&MT; Pháp luật; Kinh tế; Tài chính, Ngân sách; Đối ngoại; Quốc phòng và An ninh.

Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long và đại diện các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương cùng đại diện các bộ gồm: Khoa học và Công nghệ; Tư pháp; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Công an; Quốc phòng cùng đại diện Văn phòng chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia (PVN) và một số chuyên gia liên quan.

Cơ quan thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo họp tham vấn ý kiến của các đại biểu nêu. Ảnh: Thu Hường

Trước đó vào sáng ngày 14/2 tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 9, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã báo cáo, đề xuất Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, trước mắt, để triển khai đồng thời, song song các giai đoạn trong công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án, trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành liên quan, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù.

Để xây hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (dự thảo Nghị quyết), Ủy ban KHCN&MT đã tổ chức họp lấy ý kiến.

Tại cuộc họp cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã tổng hợp ý kiến đóng góp của các đại biểu tại cuộc họp ở Tổ diễn ra vào chiều ngày 14/2/2024.

TS Tạ Đình Thi kết luận cuộc họp. Ảnh: Thu Hường

Theo tổng hợp các ý kiến, bước đầu các đại biểu đã thống nhất cao chủ trương cần ban hành Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù cho đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đảm bảo dự án hoàn thành theo mục tiêu mà Chính phủ đề ra.

Tuy nhiên bên cạnh đó một số đại biểu cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị quyết cũng đề xuất cần có cơ chế, chính sách đào tạo, thu hút nhân lực cho dự án đặc biệt là nhân lực đã tham gia đào tạo của dự án điện hạt nhân trước đó; cần bổ sung các Hiệp định hợp tác tín dụng; cần xem xét cơ chế để phê duyệt nhanh, rút gọn để không cản trở quá trình triển khai dự án; cần đảm bảo công nghệ cao nhất cho an toàn và bảo vệ môi trường; bổ sung thêm phương thức tham vấn thông tin; cơ chế chính sách về tín dụng, lựa chọn nhà thầu…

Lãnh đạo Bộ Công Thương cùng các chuyên viên tham dự tại cuộc họp

Kết luận cuộc họp, TS. Tạ Đình Thi cho biết: Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu phối hợp với Ủy ban KHCN&MT hoàn thiện báo cáo các vấn đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thẩm tra và đại biểu nêu cũng như báo cáo tiếp thu giải trình.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Tin cùng chuyên mục

PC Lào Cai cùng chủ nhà máy thuỷ điện nâng cao chất lượng vận hành lưới điện

Nhiệt điện khí LNG và sử dụng khí trong nước được ưu đãi gì?

EVNNPC: Sẵn sàng cung ứng điện mùa nắng nóng

Chi tiết giá điện kinh doanh, sinh hoạt sau điều chỉnh

Chính thức điều chỉnh tăng giá điện từ ngày 10/5/2025

NSMO ứng dụng AI vận hành hệ thống điện quốc gia

PC Hải Phòng: Từ nguồn sáng tiên phong đến doanh nghiệp số

Vì sao cần lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Tìm hiểu Cuộc thi Tuyên truyền viên tiết kiệm điện 2025

Cập nhật tiến độ cụm dự án truyền tải giải tỏa công suất NMĐ Nhơn Trạch 3&4

Tính giá điện: Cần bỏ tình trạng mua cao, bán thấp

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá điện chất thải năm 2025

Khung giá cho thuỷ điện tích năng năm 2025

Cơ chế mới về điện lực tạo hành lang pháp lý cho đầu tư tư nhân

Đề xuất giảm thủ tục trong triển khai điện hạt nhân

Bản hùng ca của những người thợ điện thành phố Cảng

Thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Những vấn đề lớn nào cần lưu ý?

Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn triển khai JEPT

Lào Cai: Khách hàng đồng hành cùng chương trình DR

4 tháng 2025, than cấp cho sản xuất điện đạt 15,1 triệu tấn