Thứ ba 26/11/2024 02:54

Tổ máy số 1 nhiệt điện Thái Bình 2 hoà lưới điện quốc gia thành công

Đêm ngày 12/5/2022, Tổ máy số 1 Nhà máy nhiệt điện Thái bình 2 đã hoà lưới điện thành công

Với tổng công suất 1.200 MW - Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có quy mô công suất lớn nhất khu vực Đồng bằng Bắc Bộ được xây dựng tại Xã Mỹ Lộc – Huyện Thái Thụy – Tỉnh Thái Bình với tổng mức đầu tư gần 2 tỷ USD. Đây là Dự án nguồn điện cấp bách thuộc Tổng sơ đồ điện VII điều chỉnh và sắp tới là Quy hoạch điện VIII. Sau khi hoàn thành đưa vào vận hành, hàng năm nhà máy sẽ cung cấp trên 7,2 tỷ kWh điện cho lưới điện Quốc gia. Điều này không chỉ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Bình nói riêng và khu vực Đồng bằng Bắc Bộ nói chung.

Trải qua hơn 10 năm đầu tư xây dựng, việc hoàn thành Dự án và phát điện thương mại không những là niềm mong mỏi, chờ đợi của Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, còn đối với toàn bộ người dân tỉnh Thái Bình. Với mục tiêu kép vừa không để thất thoát tài sản Nhà nước, vừa góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, các cấp lãnh đạo cao nhất của Nhà nước từ Ban Bí thư, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều kết luận, chỉ đạo để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai để Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có thể đưa Dự án vào vận hành vào cuối năm nay.

Dưới sự chỉ đạo sát sao, ủng hộ của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và UBND tỉnh Thái Bình, cùng quyết tâm chính trị cao nhất của Lãnh đạo Petrovietnam, đến nay tiến độ Dự án đã thực sự khởi sắc, xác định được thời điểm hoàn thành và lấy lại được niềm tin của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và đặc biệt là nhân dân tỉnh Thái Bình. Minh chứng cho sự “hồi sinh” đó là việc Dự án đã hoàn thành mốc đốt dầu lần đầu Tổ máy số 1 vào ngày 23/02/2022 và sự thành công của mốc hòa lưới điện bằng dầu Tổ máy số 1 vào ngày 12/5/2022. Thành công này cũng là cột mốc tạo tiền đề cho sự thành công của các mốc tiếp theo trong năm 2022.

Để phấn đấu các mốc tiến độ đặt ra, Petrovietnam, Tổng thầu EPC/các nhà thầu phụ và các đơn vị trong ngành Dầu khí đang tập trung cao độ, huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, lắp đặt, chạy thử nghiệm Dự án NMNĐ Thái Bình 2, đồng thời thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của Dự án. Petrovietnam tổ chức củng cố bộ máy quản lý Dự án, điều động hàng trăm cán bộ, kỹ sư, công nhân từ các đơn vị trong ngành dầu khí tham gia hỗ trợ tại Dự án trong công tác chuẩn bị sản xuất, sửa chữa bảo dưỡng, chạy thử nghiệm thu. Hiện tại có khoảng 1.000- 1.200 kỹ sư công nhân thi công trực tiếp tham gia xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng sửa chữa, vận hành, chạy thử. Tại công trường có khoảng 30 đơn vị tham gia bao gồm 22 nhà thầu thi công trong nước; 04 nhà thầu nước ngoài (Qingdao, SDC, ABB, BWBC); 05 đơn vị bảo dưỡng thiết bị trong và ngoài ngành dầu khí (PVPS, TSC, PVCFC, NPS, PV Power HT).

Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công Thương thăm nhà máy ngày 8/5/2022

Tính đến thời điểm hiện tại, tiến độ tổng thể của Dự án xây dựng NMNĐ Thái Bình 2 đạt 92,37%; công tác mua sắm hoàn thành khoảng 97,32%; công tác chạy thử hoàn thành khoảng 40%; công tác thi công xây lắp hoàn thành khoảng 93,88%.

Có thể nói việc hoà lưới thành công là dấu mốc quan trọng của Dự án, khẳng định quyết tâm, nỗ lực vượt khó của tập thể Ban QLDA NMNĐ Thái Bình 2, Tổng thầu PETROCONs cùng các nhà thầu liên quan trong việc hoàn thành, đưa các tổ máy vào vận hành và phát điện thương mại theo đúng tiến độ mà Tập đoàn đã đề ra.

Đình Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh