Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 nỗ lực cung ứng điện ổn định trong cao điểm nắng nóng

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã và đang nỗ lực phát điện thương mại góp phần bù lượng điện thiếu hụt cho miền Bắc trong cao điểm nắng nóng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2Trang mới của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Thông tin từ Ban Quản lý dự án Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã và đang nỗ lực phát điện thương mại, xử lý các sự cố để đảm bảo sản xuất nhiều điện nhất cho đất nước, giảm thiểu lượng điện thiếu hụt cho miền Bắc.

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 nỗ lực cung ứng điện ổn định trong cao điểm nắng nóng
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đang nỗ lực sản xuất, góp phần bù lượng điện thiếu hụt cho miền Bắc.

Với nhiều cố gắng, nỗ lực, tổng sản lượng điện sản xuất của nhà máy tính đến 24h ngày 5/6 là 326,8 triệu kWh điện thương phẩm.Theo sự huy động, vận hành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Trung tâm điều độ điện lực quốc gia (A0), tổ máy S2 đã hòa lưới điện lúc 13h28 ngày 13/5, tổ máy S1 đã hòa lưới 20h58 ngày 25/5.

Đặc biệt, để đảm bảo nguồn cấp than ổn định, đầy đủ, nhà máy đã phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp than, đảm bảo cấp đủ than theo kế hoạch sản xuất điện; duy trì mức tồn kho than ở mức hợp lý vào từng thời điểm.

Bên cạnh đó, các phân xưởng tăng cường kỷ luật vận hành, thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình trạng các thiết bị tại chỗ để phát hiện xử lý kịp thời các bất thường, đảm bảo các nhà máy luôn sẵn sàng đáp ứng tốt phương thức huy động.

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 nỗ lực cung ứng điện ổn định trong cao điểm nắng nóng
Sửa chữa lò hơi với không gian kín và nhiệt độ hơn 40 độ C tại Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Trong thời gian trên, từ ngày 31/5, tổ máy S1 phải vận hành đốt kèm dầu ở công suất tối đa 300MW. Từ ngày 1/6, tổ máy đã khả dụng mức tải tối đa từ 300-600MW. Tổ máy S2 khả dụng công suất tối đa đến 600MW.

Hiện tại, tổ máy S1 đang vận hành công suất tối ưu do sự điều độ của A0 (từ 520-540MW).

Trong tháng 6/2023, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cam kết sẽ cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 150.000 tấn than chạy thương mại loại 5a.10.

Tính đến ngày 7h ngày 6/6, nhà máy đã nhập được 37.500 tấn. Khối lượng than tồn kho của nhà máy hiện còn hơn 66.500 tấn, thời gian qua nhà máy đã sử dụng hết 39.188 tấn.

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 nỗ lực cung ứng điện ổn định trong cao điểm nắng nóng
Anh Phạm Đắc Nam, một " chiến binh" tham gia bảo dưỡng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Nếu Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 vận hành tối đa công suất cả hai tổ máy S1 và S2 thì có thể sản xuất khoảng 6 triệu kWh điện thương phẩm/tháng, tương ứng lượng than tiêu thụ khoảng 10.000 tấn.

Trên cơ sở huy động điện của A0, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đang kiến nghị TKV đảm bảo khối lượng, tiến độ cung cấp than theo kế hoạch mà Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã gửi thông báo. Từ đó, đảm bảo chất lượng và khối lượng điện sản xuất vào những tháng cao điểm nắng nóng năm 2023.

Được biết, để đạt được những kết quả ban đầu, tại Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình (xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy) các cán bộ, công nhân đang tập trung cao độ trực vận hành, tăng cường kiểm tra, giám sát thiết bị, máy móc, kịp thời sửa chữa, sẵn sàng các phương án phòng, chống thiên tai, quyết tâm duy trì hoạt động ổn định 2 tổ máy phát điện. Dẫu gặp nhiều khó khăn do thời tiết nắng nóng, áp lực công việc cao nhưng mỗi cán bộ, công nhân của Công ty Nhiệt điện Thái Bình vẫn nỗ lực hoàn thành nhiệm được giao. Mọi hoạt động vui chơi, tham quan du lịch, nghỉ mát của người lao động đều hoãn lại, ưu tiên số một của Công ty hiện nay là vận hành sản xuất cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn cao điểm thiếu điện hiện nay.

Từ đầu mùa khô đến nay, 2 tổ máy của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình luôn chạy hết công suất, phát điện liên tục 24/24 giờ, Công ty phải phân công lực lượng trực làm việc 3 ca, 5 kíp. Cho đến nay, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã sản xuất được hơn 2,7 tỷ kWh điện cho đất nước, xóa tan tất cả những hoài nghi về khả năng vực dậy dự án; giành lại niềm tin của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân và chính người lao động dầu khí.

Anh Vũ Văn Quang trực chính điện phân xưởng vận hành cho biết: Hiện nay công suất tiêu thụ lớn dẫn đến công suất vô công tăng đột biến, chúng tôi phải tập trung cao độ theo dõi và điều chỉnh kịp thời, bởi nếu sơ sảy sẽ gây ra mất công suất phát lên lưới điện

Trong khi đó, chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Hưng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình cho hay: "Với sự chỉ đạo rất sát sao của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đưa Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 vào hoạt động, tăng nuồn thu cho ngân sách địa phương khoảng 500 tỷ đồng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Bình theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá",

Như vậy, việc hoàn thành nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, đã góp phần đảm bảo cung cấp điện phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn tới.

Được biết, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được xây dựng trên diện tích 131,74ha, có công suất 1.200 MW. Đây là dự án có quy mô công suất lớn tại khu vực đồng bằng Bắc bộ, là công trình nguồn điện cấp bách trong Quy hoạch điện 7 và Quy hoạch điện 7 (điều chỉnh).

Sau khi vận hành tối đa theo công suất thiết kế, hằng năm Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 sẽ cung cấp khoảng 7,2 tỷ kWh lên lưới điện Quốc gia, với doanh thu khoảng 18.000 tỷ đồng/năm.

Nhật Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm.
Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, việc triển khai các dự án trọng điểm ngành điện đang được diễn ra hết sức khẩn trương.
Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Theo TS. Võ Trí Thành, việc đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Áp lực lớn nhất là thời gian.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.
EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

Nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí cũng như quá trình thương thảo hợp đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam mới đây đã gửi một số kiến nghị tới Thủ tướng.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ Công Thương tổ chức họp Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức họp Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi)

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi) nhóm 1 đã tổ chức họp nhằm rà soát, đánh giá, thảo luận các ý kiến về dự thảo Luật đang lấy ý kiến.
Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024

Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024

Năm 2024, vấn đề điện cơ bản được đảm bảo, tuy nhiên dự báo vẫn còn những khó khăn thách thức, cần sự chung tay của khách hàng sử dụng điện.
Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực: Kỳ 2 - Hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ

Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực: Kỳ 2 - Hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ

Việc sửa đổi Luật điện lực nhằm thể chế hoá chủ trương, chiến lược của Đảng về năng lượng điện, góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý để ngành điện phát triển.
Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương về đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024

Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương về đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-BCT về việc đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.
Phát triển hệ thống Pin lưu trữ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng bền vững

Phát triển hệ thống Pin lưu trữ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng bền vững

Hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin sẽ mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Thường trực Chính phủ họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Thường trực Chính phủ họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhằm sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách về điện lực, ngày 15/3, tại Hà Nội, Thường trực Chính phủ sẽ tổ chức cuộc họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ Công Thương: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Bộ Công Thương: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Để đảm bảo cung ứng điện năm 2024, nhất là các tháng cao điểm mùa khô, Bộ Công Thương sẽ tăng cường kiểm tra các đơn vị phát điện.
Quy định mới "gỡ vướng" thi công các dự án lưới điện

Quy định mới "gỡ vướng" thi công các dự án lưới điện

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 27/2024/NĐ-CP tháo gỡ khó khăn về tạm sử dụng rừng phục vụ thi công dự án lưới điện vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: Gắn với trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: Gắn với trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp

Để thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam đến 2030, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho từng Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030

Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 215/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Nâng cao năng lực truyền tải điện, vận hành an toàn mạch 500kV mùa khô năm 2024

Nâng cao năng lực truyền tải điện, vận hành an toàn mạch 500kV mùa khô năm 2024

Đây là chỉ đạo của lãnh đạo EVN tại buổi làm việc với EVNNPT và Công ty Truyền tải điện 1 tại Truyền tải điện Ninh Bình và Thanh Hóa ngày 22/2 vừa qua.
Triển khai Chiến lược Hydrogen: Doanh nghiệp, địa phương đề xuất gì?

Triển khai Chiến lược Hydrogen: Doanh nghiệp, địa phương đề xuất gì?

Tại Hội nghị triển khai Chiến lược Hydrogen, nhiều doanh nghiệp, địa phương, chuyên gia đã đưa ra các đề xuất, khuyến nghị.
Chiến lược Hydrogen mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam

Chiến lược Hydrogen mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam

Sáng 22/2/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai Chiến lược năng lượng Hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển năng lượng Hydrogen

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển năng lượng Hydrogen

Ngày 22/2/2024, tại Hà Nội, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai Chiến lược năng lượng Hydrogen.
Những nguyên tắc nào của JETP nhà đầu tư cần quan tâm?

Những nguyên tắc nào của JETP nhà đầu tư cần quan tâm?

Kế hoạch huy động nguồn lực đặt ra những nguyên tắc chung để lựa chọn các dự án tham gia JETP, nhà đầu tư cần nắm rõ để đáp ứng các tiêu chí khi tham gia dự án.
Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng hydrogen

Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng hydrogen

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Không để thiếu xăng dầu – điện trong mọi tình huống dịp Tết Nguyên đán 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Không để thiếu xăng dầu – điện trong mọi tình huống dịp Tết Nguyên đán 2024

Phát biểu chỉ đạo tại các đơn vị xăng dầu - điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, không để thiếu điện - xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Bộ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra công tác đảm bảo xăng dầu - điện Tết Nguyên đán 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra công tác đảm bảo xăng dầu - điện Tết Nguyên đán 2024

Sáng 6/2/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã đi kiểm tra công tác đảm bảo xăng dầu - điện Tết Nguyên đán 2024 và chúc Tết một số doanh nghiệp ngành năng lượng.
Bàn giải pháp mở rộng ứng dụng nhiên liệu LNG

Bàn giải pháp mở rộng ứng dụng nhiên liệu LNG

Nhiên liệu LNG có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt với lĩnh vực năng lượng, do vậy nhanh chóng mở rộng ứng dụng loại khí này là cần thiết.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động