Thứ hai 23/12/2024 06:35

Tinh thần đoàn kết trong lễ kết nghĩa dân tộc Ê Đê

Lễ kết nghĩa của đồng bào Ê Đê mang ý nghĩa tốt đẹp, mong muốn mọi người sống chan hòa thân thiết, gắn bó với nhau như anh em một nhà, cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn, để xây dựng buôn làng ngày càng no ấm, giàu đẹp. Lễ kết nghĩa diễn ra trong không gian nhà dài Ê Đê tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Lễ kết nghĩa được tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Đồng bào Ê đê cho rằng, nghi lễ kết nghĩa là các cá nhân trong làng, kết nghĩa anh em để gắn bó với nhau và cùng giúp nhau sống tốt hơn. Việc kết nghĩa hai bên phải hoàn toàn tự nguyện, vô tư, không bên nào bắt buộc bên nào. Kết nghĩa nhằm mục đích làm cho hai người lạ kết thành đôi bạn thân thiết, bảo đảm kết nghĩa đến đời con, đời cháu. Hai bên con cháu coi nhau như anh em một nhà, khi có việc gì khó khăn, thiếu hụt giúp đỡ nhau không kể công, kể nợ.

Chuẩn bị lễ vật cho nghi lễ

Nghi lễ tổ chức lễ kết nghĩa đơn giản với lễ vật gồm: 1 cây nêu, 3 ché rượu, 1 con heo, 1 con gà trống, 7 chiếc vòng,... Những người tham dự lễ là họ hàng có mặt đầy đủ và người thân của hai người kết nghĩa với nhau và dân làng.

Thầy cúng thực hiện nghi lễ

Khi lễ vật đã chuẩn bị xong, theo truyền thống của dân tộc Ê Đê, lễ kết nghĩa anh em được thực hiện bởi già làng, thầy cúng, người được cúng là ông Y Drao Niê ở Buôn Cuôr Dăng A kết nghĩa với ông Y Ngoan Eban ở buôn Kroa C. Hai người được kết nghĩa cầm mỗi người một cái nến tượng trương cho máu dòng họ Niê và Eban sẽ hòa nhập với nhau thành dòng máu Niê như anh em ruột. Khi đã kết nghĩa họ là người anh em sống khổ, vui buồn có nhau, có trách nhiệm với nhau trong mọi công việc trong cuộc sống đến đời con, đời cháu sau này.

Tấu chiêng mời Yàng về chứng kiến phù hộ cho những người tham gia buổi lễ

Tiếng cồng chiêng vang lên cũng là lúc lời khấn của thầy cúng cất lên: “Ơ Yang… ơi, Yang trời, Yang đất, Yang núi, Yang sông, Yang bên Đông, Yang bên Tây hãy về đây chứng giám cho lễ kết nghĩa gia đình (vợ chồng) nhà dòng họ Niê dân tộc Ê Đê này kết nghĩa với hai người kia dòng họ Eban. Sau ba cái mùa rẫy quen biết nhau hai bên đã thật sự tốt cái bụng với nhau và muốn kết nghĩa làm anh em. Hôm nay làm lễ bẩm báo với các Yang, với ông bà tổ tiên biết, với mọi người, kể từ nay cho đến hết cuộc đời, đến hơi thở cuối cùng, mãi mãi là anh em một nhà, sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau… ơ Yang…”.

Đeo vòng trong lễ kết nghĩa
Uống rượu ăn thịt trong lễ kết nghĩa

Tiếp theo thầy cúng dẫn 2 người đến bên ché rượu trao cần rượu cho nhau và cầm vòng tay đứng gần hai người với lời khấn như sau: “Ơi Yang… Này dòng họ Niê kết nghĩa với dòng họ Êban. Thương nhau cho đến chết, uống rượu cần cho đến lạt, đánh cồng chiêng cho đến lúc già làng bảo thôi. Kể từ nay hai người trở thành anh em một nhà, phải thương yêu, bảo ban nhau làm ăn, có việc gì khó phải giúp nhau, không được chia rẽ, có vui cùng hưởng, có họa cùng lo, cùng nhau làm ăn tiến bộ và xây dựng buôn làng ấm no”.

Hát giao lưu chúc phúc cho những người kết nghĩa

Thầy cúng cúng lần 2 và trao vòng cho gia đình dòng họ Niê, dặn dò hai người, hai bên kết nghĩa sẽ được chủ lễ mời uống rượu trước, tiếp đến mời mẹ của hai bên để tỏ lòng thân thiết. Những người trong gia đình, họ hàng và làng xóm dòng họ Niê, người thân hai bên uống rượu chúc phúc cho những người được kết nghĩa, cầu mong cho họ luôn đoàn kết, gắn bó bên nhau.

Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu