Tinh thần 30/4 của năm 2020

Khi cả thế giới đã đi qua hơn 3 tháng “nóng bỏng” của đại dịch Covid – 19 với quá nhiều tổn thất, thì Việt Nam tự hào công bố những kết quả hết sức ấn tượng trong công tác phòng chống dịch bệnh như một “chiến công” từ sức mạnh toàn dân, của sự đoàn kết, thống nhất từ trung ương đến địa phương với tinh thần "chống dịch như chống giặc". Một tinh thần 30/4 mới của Việt Nam trong năm 2020.
tinh than 304 cua nam 2020 Đại dịch Covid-19 qua đi, niềm tin ở lại

Thế là đã gần 3 tháng, cả đất nước cùng nắm tay nhau đoàn kết, đồng lòng chống lại kẻ thù giấu mặt mang tên ...

Ấn tượng bởi Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền khá dài với Trung Quốc – quốc gia khởi phát dịch bệnh Covid-19, song đến nay, với gần 100 triệu dân nhưng Việt Nam chỉ có 270 trường hợp được xác nhận mắc Covid-19, trong đó có tới 219 trường hợp được chữa khỏi và chưa có trường hợp nào tử vong.

Nhận xét về kết quả công tác phòng chống dịch Covid-19 mà Việt Nam đã đạt được, nhiều chuyên gia y tế, nhà bình luận nước ngoài đã dùng từ “đáng kinh ngạc”. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách toàn diện những định hướng, giải pháp mà chúng ta đã thực hiện, đặc biệt là sự vào cuộc đồng lòng từ trên xuống dưới, thì có lẽ không có gì là quá “kinh ngạc” cả.

tinh than 304 cua nam 2020
Bằng quyết tâm chính trị từ trung ương đến cơ sở; với lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của toàn dân, chúng ta tự tin vào những thành tựu trong không chỉ cuộc chiến với dịch bệnh mà còn tái phục hồi nền kinh tế

Hãy xem, ngay khi dịch bệnh mới phát sinh vào đầu năm 2020, Nhà nước Việt Nam đã có cam kết chính trị từ rất sớm ở cấp cao nhất và cam kết chính trị đó đã đi từ cấp trung ương xuống tận cấp làng xã với tinh thần của "Cuộc tổng tấn công mùa xuân năm 2020", một sự tương đồng với cuộc tấn công Xuân Mậu Thân năm 1968.

Khi bước vào “cuộc chiến”, ngay trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đã nhấn mạnh tinh thần "chống dịch như chống giặc; mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch" và chúng ta sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để cứu người thoát dịch, coi con người là vốn quý nhất, là trung tâm của mọi chính sách phát triển kinh tế-xã hội.

Đặc biệt hơn, “cam kết chính trị” của Nhà nước đã được người dân chung tay thực hiện với sự tự nguyện cao nhất. Chỉ dấu rõ ràng là hàng chục nghìn người đã được cách ly tập trung. Từ nông thôn đến thành thị, nhịp sống vốn náo nhiệt, nhất là những hoạt động sản xuất, kinh doanh đã gần như dừng lại dù những bất tiện trong sinh hoạt là không tránh khỏi, thậm chí thiệt hại kinh tế do việc các ly, giãn cách xã hội đã trở nên rõ ràng, song người dân, doanh nghiệp vẫn sẵn sàng nhận về mình sự hy sinh.

Còn hơn thế, người người, nhà nhà tình nguyện nhường cơm, sẻ áo cho đồng bào khó khăn ngõ hầu vượt qua dịch dã dù bản thân họ cũng chưa hẳn đã khấm khá hơn người. Những điểm phát qùa miền phí, những cây "ATM gạo", những mớ rau, quả trứng trao tay ân cần… bên cạnh những gói hỗ trợ an sinh của Nhà nước, những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương, mà trong đó không thể không nhắc đến những nỗ lực của ngành Công Thương trên nhiều mặt trận, từ cung ứng hàng hóa trong nước, đảm bảo ổn định thị trường; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, xuất nhập khẩu… đến chính sách giảm giá điện… đã thực sự tạo nên không khí “cả nước ra trận”.

Khá tương đồng khi cũng nhìn nhận kết quả của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trên khía cạnh huy động sức mạnh của toàn dân, Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) phân tích, yếu tố cơ bản đầu tiên dẫn đến thành công của Chính phủ Việt Nam là huy động lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc.

Tờ Tạp chí danh tiếng này cũng phân tích, Chính phủ Việt Nam đã chứng tỏ mình là một nguồn lãnh đạo hiệu quả trong đại dịch bằng cách cung cấp thông tin minh bạch. Nhắc đến việc Bộ Y tế Việt Nam đã chủ động ra mắt trang web và một ứng dụng di động, không chỉ để giảm bớt quá trình kiểm tra y tế mà còn phổ biến thông tin chính xác một cách nhanh chóng, Tạp chí The Diplomat đánh giá, bộ máy truyền thông thông tin kỹ thuật số đã giúp ngăn chặn sự lan truyền của tin đồn và tin tức giả mạo. Truyền thông nhà nước cũng liên tục đưa tin về các điểm nóng của đại dịch, như: Trung Quốc, Ý, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ… để nâng cao nhận thức cộng đồng về mức độ nghiêm trọng của Covid-19. Cuối cùng, Tạp chí The Diplomat kết luận, từ sự minh bạch và chủ động, Chính phủ Việt Nam đã có được niềm tin của người dân mà kết quả là trong một cuộc khảo sát của Dalia Research ở 45 quốc gia về ý kiến ​​của cộng đồng và phản ứng của Chính phủ đối với đại dịch, 62% người tham gia tại Việt Nam nói rằng Chính phủ đang làm tốt việc chống dịch.

Hôm nay, khi cả nước long trọng kỷ niệm 45 năm Ngày chiến thắng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020) - chiến thắng cũng bắt nguồn từ truyền thống yêu nước, từ tinh thần đoàn kết của người Việt Nam – chúng ta vui mừng đón nhận thông tin ngày thứ 14 Việt Nam không có thêm ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng và tự hào khẳng định đây là một “chiến thắng lịch sử” của toàn dân. Trước đó, dù Chính phủ đã chính thức “phát lệnh” ngừng cách ly xã hội, khẳng định sự thành công trong cuộc chiến với dịch bệnh, nhưng, với tinh thần cảnh giác, một lần nữa Chính phủ phát đi thông điệp về nguy cơ tái diễn dịch bệnh còn hiện hữu, cũng như sự tồn tại những nguy cơ từ các thế lực thù địch trong suốt 45 năm qua dù non sông đã thu về một mối sau đại thắng 30/4/1975 ngày ấy.

Lúc này, “nếu toàn dân đồng lòng chống dịch, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng dịch Covid-19 như dân tộc Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng” – Lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 – thay mặt Chính phủ kêu gọi lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân, sẽ là động lực giúp chúng ta tự tin vào những thành tựu trong không chỉ cuộc chiến với dịch bệnh mà còn phục hồi nền kinh tế, ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội, phát triển đất nước toàn diện, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế...
Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tạo cơ hội để thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc và thế giới.
Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Không chỉ đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam, nhiều nhà đầu tư quốc tế còn bày tỏ mong muốn được tiếp tục rót vốn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 bên cạnh đầu tư, bao gồm cả đầu tư công,thu hút FDI, đầu tư tư nhân phải kể đến nông nghiệp và xuất khẩu...
Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường chính trị, kinh tế thế giới vẫn hiện hữu, tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

VCCI có văn bản góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Chiều 19/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary.
Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Muốn tiến ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hành trang từ việc xây dựng thương hiệu mạnh đến triển khai chiến lược tiếp cận thị trường bài bản.
Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, kịch bản tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024 có chút lãng mạn, nhưng không phải là không thể.
Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều động lực tăng trưởng mới nhưng hiện thực hoá các động lực bằng thể chế và quyết tâm của doanh nghiệp mới quan trọng.
Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam khẳng định: Mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6% - 6,5% cho năm 2024 là đầy tham vọng.
Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Theo Tổng cục Thống kê, để kinh tế số đạt khoảng 20% GDP vào năm 2025 như Nghị quyết Đại hội XIII đưa ra là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Diễn đàn xúc tiến thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tạo cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy hợp tác thương mại.
6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6%- 6,5%, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần kiên trì thực hiện 6 nhóm giải pháp.
Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Đây là thông tin được lãnh đạo tỉnh Phú Yên đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác 2023, triển khai nhiệm vụ 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sáng 31/12.
Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến Dự thảo Chiến lược sản xuất Hydrogen, triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.
Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Bên cạnh những kết quả đạt được của ngành Công Thương Đà Nẵng trong năm 2023, 6 nội dung đã được địa phương này kiến nghị nhằm tạo động lực phát triển.
Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Đây là ý kiến thống nhất của các đại biểu tại cuộc họp Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án điện gió ngoài khơi và điện khí theo Quy hoạch điện VIII.
COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

Sau 1 tuần diễn ra Hội nghị COP28, các quốc gia đã đạt được những kết quả nổi bật tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi sẽ được thảo luận trong tuần tới.
Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Đó là lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại hội nghị đối thoại với ngư dân tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắn nhủ ngư dân rằng: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là bảo vệ chính mình và thế hệ tương lai, đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước".
Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Diễn đàn Horasis châu Á 2023 tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam, châu Á và thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Chiều 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G77 về BĐKH nhân dịp Hội nghị COP28.
Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Cử tri, nhân dân đánh giá cao chất lượng phiên chất vấn, nội dung chất vấn đã đi đúng - trúng, thậm chí xoáy sâu vào các vấn đề dư luận đang đặc biệt quan tâm.
Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Từ ngày 3 đến 5/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động