Thứ hai 23/12/2024 10:38

Tỉnh Quảng Ninh 7 năm liên tiếp đạt tăng trưởng kinh tế 2 con số

Tốc độ tăng trưởng năm 2022 của tỉnh Quảng Ninh ước đạt 10,21% so cùng kỳ. Như vậy đây là năm thứ 7 liên tiếp tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 2 con số.

Vượt khó trong đại dịch Covid-19

Năm 2022, Quảng Ninh triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca mắc mới tăng nhanh sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán; bên cạnh đó, những khó khăn về thị trường tiêu thụ, xuất nhập khẩu hàng hóa, sự đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng cao đã tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh và mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội.

Tuy nhiên, bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, tỉnh Quảng Ninh đã quyết tâm, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm, toàn diện trên các lĩnh vực công tác. Từ đó, các chỉ tiêu kinh tế đảm bảo bám sát kịch bản tăng trưởng đã đề ra.

Ngày 18/11, tại Phiên họp thường kỳ tháng 11 UBND tỉnh do ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm 2023.

Năm 2022, tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh dự kiến ước đạt trên 10%

Theo đó, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh liên tục tăng trưởng cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng năm 2022 ước đạt 10,21% so cùng kỳ, là năm thứ 7 liên tiếp (2016-2022) đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số; chất lượng tăng trưởng được cải thiện đáng kể, quy mô, tiềm lực của nền kinh tế tăng lên rõ rệt, ước đạt trên 258.000 tỷ đồng, tăng 8,3% so với quy mô năm 2021. Khu vực công nghiệp và xây dựng mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng, tăng 6,38%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 97.766 tỷ đồng, tăng 10,19% cùng kỳ. Khu vực dịch vụ phục hồi nhanh, là động lực tăng trưởng chính, tăng 17,34% (năm 2021 tăng 5,8%), đóng góp 5,44 điểm % trong tăng trưởng GRDP. Tổng khách du lịch ước đạt 11,6 triệu lượt, gấp trên 2,6 lần so với cùng kỳ; tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 56.500 tỷ đồng, tăng 24% dự toán trung ương giao, tăng 7% dự toán tỉnh giao, tăng 8% cùng kỳ.

Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được chú trọng triển khai, niềm tin của doanh nghiệp đối với chính quyền được củng cố; Quảng Ninh tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số PCI và Chỉ số SIPAS và Á quân Chỉ số PAR INDEX năm 2021. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, tài nguyên và môi trường, chuyển đổi số được thúc đẩy, tăng cường; an sinh xã hội được đảm bảo; thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo giải quyết; quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới, biển đảo được giữ vững, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ...

Khu vực công nghiệp và xây dựng mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng, tăng 6,38%

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: mặc dù khu vực dịch vụ, du lịch tăng cao nhưng không đủ bù đắp cho sự sụt giảm của ngành điện và ngành chế biến, chế tạo, đòi hỏi phải có động lực tăng trưởng mới để tạo thêm giá trị tăng thêm đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng. Thu hút, hỗ trợ đầu tư vẫn còn nhiều điểm nghẽn; tiến độ giải ngân chi đầu tư phát triển, triển khai các công trình, dự án đầu tư công trọng điểm đến nay chưa đạt yêu cầu; công tác lập Quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung của một số địa phương còn chậm...

Bà Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu: Cần đặc biệt quan tâm đến việc triển khai toàn diện, đồng bộ, thống nhất công tác xây dựng Đảng, giữ vững sự ổn định, an toàn, an ninh, an dân; nâng cao chất lượng tham mưu kế hoạch, chủ trương của tỉnh theo đúng thẩm quyền được phân công; giữ kỷ luật kỷ cương, hiệu lực hiệu quả trong công tác điều hành; quan tâm đến công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ; tập trung xây dựng, triển khai hiệu quả các đề án, chương trình mục tiêu...

Phấn đấu giữ vững đà tăng trưởng

Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm 2023, ông Cao Tường Huy khẳng định: Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu của các kế hoạch 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, kinh tế trong nước dự báo tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, sự phục hồi chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Chủ đề năm 2023 được Quảng Ninh xác định là: “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, giữ vững đà tăng trưởng”, vì thế các cấp, các ngành cần tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch.

Du lịch của tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biễn tích cực sau đại dịch Covid-19

Mục tiêu là tiếp tục triển khai thực hiện nghị quyết, đề án, chương trình; đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với phương thức phát triển từ “nâu ” sang “xanh”, cơ cấu lại nền kinh tế; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh của nền kinh tế; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược; gắn kết chặt chẽ giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh với phát triển con người, xây dựng văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh; đảm bảo an sinh, phúc lợi, tiến bộ và công bằng xã hội, hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần theo các tiêu chí của “Hạnh phúc”...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các cấp, ngành tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; chú trọng công tác lập, quản lý, thực hiện quy hoạch, đô thị; quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; tăng cường bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và xây dựng chính quyền địa phương các cấp liêm chính, phục vụ, thực sự “của dân, do dân, vì dân”, hoạt động hiệu lực, hiệu quả...

Giai đoạn trước mắt từ giờ đến hết năm, cần hoàn thiện các thủ tục, triển khai khởi công các công trình trọng điểm, động lực, chào mừng 60 năm Ngày thành lập tỉnh; phối hợp tổ chức thành công Đại hội Thể thao toàn quốc tại Quảng Ninh; chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung cho kỳ họp HĐND cuối năm...

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản