Tình hình kinh tế các nước Senegal, Mali, Niger và Gambia 6 tháng đầu năm

Trong những tháng đầu năm 2017, Senegal tiếp tục được hưởng sự ổn định về chính trị và thể chế, môi trường kinh doanh thuận lợi. Đặc biệt, thủ đô Dakar là nơi ngày càng có nhiều doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức quốc tế đến hoạt động.

Tại Senegal

Từ nhiều năm nay, Senegal luôn có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA) gồm 8 quốc gia nói tiếng Pháp. Những cuộc cải cách cơ cấu đã giúp nước này có sự thay đổi lớn về môi trường kinh tế, nhất là nhờ tư nhân hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Senegal cũng đã phát hiện thêm các mỏ khí gần biên giới với Mauritania và phía Nam thủ đô Dakar, mang lại hi vọng có thể thúc đẩy và đa dạng hóa nền kinh tế. Theo Báo cáo về triển vọng kinh tế Senegal năm 2017, Tổ chức OECD dự đoán, năm 2017, GDP của Senegal tăng trưởng 6,8% và năm 2018 là 7%. GDP bình quân đầu người là 3,7% năm 2017. Tỷ lệ lạm phát là 1,9%.

Hình ảnh có liên quan
Senegal. Ảnh Internet

Chỉ số Ibrahim, chỉ số về điều hành tại châu Phi xếp Senegal ở vị trí thứ 10 trên 54 quốc gia và là một trong 3 nước có sự cải thiện về mặt này năm 2016.

Ngành công nghiệp của Senegal chủ yếu do các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm giữ, chiếm con số 92,5%, tuy nhiên các doanh nghiệp lớn (chiếm 7,5 % về số lượng) lại đóng góp tới 90% giá trị gia tăng.

Trong cơ cấu kinh tế, lĩnh vực dịch vụ tiếp tục đóng góp tới 60% GDP và đang phát triển mạnh nhờ thu hút đầu tư vào các dịch vụ viễn thông và Internet. Nông nghiệp đóng góp 15,8% GDP và công nghiệp 24,2%.

Những tháng đầu năm 2017, Senegal tiếp tục thực hiện “Kế hoạch Senegal nổi lên” do Tổng thống đương nhiệm Macky Sall khởi xướng từ năm 2014 nhằm đưa nước này trở thành một nền kinh tế mới nổi vào năm 2035. Kế hoạch dựa trên ba cột trụ chính là chuyển đổi về cơ cấu các cơ sở kinh tế, phát huy nguồn lực con người và hướng tới việc Chính phủ điều hành tốt hơn, xây dựng một nhà nước pháp quyền.

Về ngoại thương, tính đến cuối tháng 4/2017, kim ngạch xuất khẩu của Senegal đạt khoảng 900 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu đạt 1,7 tỷ USD, tăng 19,4%. Thâm hụt thương mại của Senegal vào khoảng 800 triệu USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm sản phẩm dầu lửa, dầu thô, hải sản, hóa chất, vô cơ, muối, lưu huỳnh, xe hơi, phốt phát, hải sản, bông, điều. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là lương thực thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, dầu lửa.

Giống như các nước Hồi giáo khác, Senegal cũng chịu những tác động của tháng Ramadan (từ cuối tháng 5 đến hết tháng 6). Trong khi hoạt động sản xuất trong nước bị giảm sút thì việc tiêu thụ và nhập khẩu hàng thực phẩm lại tăng, đặc biệt là chà là, đường, bột mì, bánh mì.

Tại Mali

Triển vọng kinh tế vĩ mô về trung hạn của Mali khá tốt. Theo báo cáo của Tổ chức OECD, tăng trưởng kinh tế dự báo đạt 5,4% trong năm 2017 một phần nhờ vào việc tăng đầu tư công và sự hỗ trợ của các nhà cho vay vốn cũng như cầu tiêu dùng trong nước tăng mạnh. Ngoài ra, lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ cũng góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng. GDP bình quân đầu người dự kiến tăng 2,4%. Tỷ lệ lạm phát là 0,9% năm 2017.

Ngược lại, các chuyên gia kinh tế cũng dự báo thâm hụt ngân sách sẽ trầm trọng thêm do giảm sản xuất vàng và trao đổi thương mại. Việc bù đắp thâm hụt sẽ một lần nữa được bảo đảm nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng và viễn thông cũng như sự trợ giúp từ bên ngoài dưới hình thức cho vay.

Lĩnh vực kinh doanh vẫn còn khiêm tốn và tập trung quanh thủ đô Bamako, đem lại nhiều cơ hội về đầu tư nhưng vẫn còn nhiều trở ngại cần dỡ bỏ. Triển vọng kinh tế tốt đẹp có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các nguy cơ dai dẳng như bất ổn chính trị, giá vàng và bông lên xuống liên tục, lượng mưa không đủ.

Nhìn chung, nền kinh tế Mali vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi, sử dụng tới 80% dân số. Các sản phẩm nông nghiệp chính của Mali gồm có kê, bông, gạo, lạc. Mali tiếp tục là một trong những nước đứng đầu khu vực Tây Phi về sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu như thịt bò, thịt cừu, dê, gia cầm.

Năm 2017, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình điều chỉnh cơ cấu do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khuyến nghị nhằm giúp kinh tế nước này tăng trưởng, đa dạng hoá và thu hút đầu tư nước ngoài. Mặt khác, Mali cũng đang tích cực triển khai chương trình phá thế cô lập (vì nước này không có biển) bằng cách phát triển giao thông đường bộ, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng đường cao tốc nối với cảng biển Dakar (Senegal) và Adbijan (Bờ Biển Ngà).

Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Mali ước đạt 2,8 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 2,9 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chính là vàng, bông và gia súc. Vàng là sản phẩm xuất khẩu số 1 của Mali, chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là bông. Theo Phòng Nông nghiệp Mali, năm 2017, sản lượng bông của nước này dự kiến đạt 750.000 tấn, tăng 16% so với vụ thu hoạch trước. Mali là nước sản xuất bông lớn thứ hai ở châu Phi sau Ai Cập. Các đối tác xuất khẩu của Mali chủ yếu nằm ở châu Á như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ…

Mali nhập khẩu các mặt hàng như dầu lửa, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, thực phẩm, dệt may… chủ yếu từ các nước Pháp, Senegal, Bờ Biển Ngà, Trung Quốc…

Tại Niger

Hoạt động kinh tế năm 2017 dự kiến đạt mức tăng trưởng 5,6%, chủ yếu nhờ vào vụ mùa nông nghiệp cuối năm 2016 cũng như phục hồi hoạt động sản xuất dầu lửa. Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm, các hoạt động khủng bố và đe dọa an ninh đến từ các nước láng giềng (Mali, Libye và Nigeria), việc sụt giảm giá dầu và uranium kết hợp với sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Niger đã tiếp tục tác động đến kinh tế nước này.

Lĩnh vực thương mại chủ yếu nằm ở khu vực không chính thức (kinh tế ngầm). Lĩnh vực công nghiệp vẫn còn yếu và đối mặt với nhiều thách thức, nhất là những khó khăn về cung ứng điện.

Triển vọng kinh tế của Niger còn dựa vào việc tiếp tục triển khai các công trình cơ sở hạ tầng đường bộ quan trọng, khởi động lại dự án mỏ uranium lộ thiên Imouraren cũng như bắt đầu xây dựng đường ống dẫn dầu thô xuất khẩu. Mặc dù vậy, những viễn cảnh này cũng phải đối mặt với những rủi ro gắn liền với biến đổi khí hậu, những cú sốc về giá dầu lửa, sự chậm trễ trong xây dựng đường ống dẫn dầu và những căng thẳng về an ninh. Nông nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của đất nước.

Các cuộc tấn công của nhóm Hồi giáo Boko Haram đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý tài chính công, làm chậm tiến độ cải cách và thực hiện các chương trình phát triển quan trọng như Chương trình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2017-2021.

Lĩnh vực thương mại tại Niger vẫn còn yếu do khu vực phi chính thức phát triển mạnh. Tuy nhiên, xu hướng này đang được cải thiện nhờ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp ở giới trẻ. Ngành công nghiệp đóng góp cho GDP trung bình ở mức 15,1% giai đoạn 2013-2016. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa gặp nhiều trở ngại như thiếu chính sách phát triển ngành công nghiệp chế biến, yếu kém trong khâu sản xuất điện. Việc cải thiện hai lĩnh vực này phải dựa vào các ngành sản xuất giàu tiềm năng là dầu lửa và mỏ. Năm 2016, chỉ số sản xuất hai ngành này đã tăng 39,5%.

Năm 2017, GDP của nước này ước đạt khoảng 7,3 tỷ USD, tăng 5,6%. GDP bình quân đầu người vào khoảng 405 USD, tăng 2,8% thuộc loại thấp nhất thế giới. Tỷ lệ lạm phát vào khoảng 1,9%.

Về xuất khẩu năm 2017, kim ngạch ước đạt 1,2 tỷ USD với các mặt hàng chính là quặng uranium, gia súc, hành, đậu đũa... Đối tác xuất khẩu lớn gồm có Pháp, Nigeria, Trung Quốc và Ghana.

Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 2 tỷ USD với các mặt hàng lương thực, máy móc, phương tiện vận tải, ngũ cốc và dầu mỏ. Các nước cung cấp hàng hóa chính gồm Pháp, Trung Quốc, Nigeria, quần đảo Polynesia thuộc Pháp, Togo, Bờ Biển Ngà.

Tại Gambia

Nền kinh tế Gambia đã lâm vào tình trạng khó khăn sau cuộc bầu cử Tống thống hồi tháng 1/2017 và trước những bất ổn chính trị. Ngân sách quốc gia gần như cạn kiệt. Gambia mới đây đã kêu gọi IMF cứu trợ. Trong lá thư gửi bà Christine Lagarde - Tổng giám đốc IMF, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Gambia cho biết, tình hình tài chính công và kinh tế nước này đang chịu những tổn thất nghiêm trọng do dịch bệnh Ebola ở khu vực Tây Phi. Đặc biệt, tình trạng trượt giá ngân sách và sự suy yếu của nhiều doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi IMF phải có sự can thiệp khẩn cấp.

Chính phủ Gambia yêu cầu IMF hỗ trợ khoản tiền khoảng 11 triệu USD để trang trải các khoản chi ngân sách.

Theo báo cáo của Tổ chức OECD về viễn cảnh kinh tế năm 2017 và 2018 của Gambia, tăng trưởng của quốc gia Tây Phi này dự kiến đạt lần lượt là 3,5% và 4,8% với điều kiện việc chuyển giao chính trị diễn ra một cách êm thấm. Ngoài ra, chính phủ mới cần lành mạnh hóa nền tài chính công, lấy lại lòng tin của các đối tác, ổn định đất nước để thu hút khách du lịch quay trở lại, tạo nền tảng cho việc chuyển đổi nền kinh tế.

Gambia là đất nước không có nhiều tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, kinh tế vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Hiện có tới 75% dân số sống, làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi gia súc.

GDP của Gambia năm 2017 ước đạt 800 triệu USD. GDP bình quân đầu người là 400 USD. Tốc độ tăng GDP dự kiến đạt 3,5%. Tỷ lệ lạm phát là 7,7% năm 2017.

Về ngoại thương, cán cân thương mại của Gambia tiếp tục bị thâm hụt. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2017 ước đạt khoảng 100 triệu USD với các mặt hàng chính gồm đậu phộng, cá, bông, hạt cọ. Các thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp và Anh.

Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 300 triệu USD với các mặt hàng thực phẩm, công nghiệp chế tạo, dầu thô, máy móc trang thiết bị. Các nước cung cấp chính gồm Trung Quốc, Brazil, Senegal, Ấn Độ, Hà Lan.

Về du lịch, Chính phủ mới coi đâylà một ưu tiên để thúc đẩy nền kinh tế. Trước khi diễn ra khủng hoảng chính trị, với dân số gần 2 triệu này, mỗi năm nước này đón 150.000 khách nước ngoài. Lĩnh vực du lịch sử dụng 10.000 người, đóng góp trên 15% GDP cả nước, một tỷ lệ khá cao so với các nước châu Phi khác.

Hoàng Đức Nhuận (Thương vụ VN tại Algeria kiêm nhiệm Senegal, Mali, Niger và Gambia)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Ngành ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú, vì vậy lĩnh vực này có nhiều tiềm năng cũng như dư địa để đẩy mạnh phát triển tại thị trường Singapore.
An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

Để gia tăng thị phần, tạo uy tín thương hiệu sản phẩm đối với người tiêu dùng Singapore, doanh nghiệp Việt cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Tối 24/4, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã phát đi thông tin cảnh báo về nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ thị trường UAE.
Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Việt Nam-Indonesia còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế. Để khai thác tốt thị trường này, doanh nghiệp trong nước cần tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA.
Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề then chốt của hàng thực phẩm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng.

Tin cùng chuyên mục

Mời tham dự Hội chợ “Triển lãm Thực phẩm Annapoorna Inter Food 2024” tại Ấn Độ

Mời tham dự Hội chợ “Triển lãm Thực phẩm Annapoorna Inter Food 2024” tại Ấn Độ

Từ ngày 5 -7/6 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc tế, Dwarka, New Delhi, Ấn Độ, sẽ diễn ra Hội chợ “Triển lãm thực phẩm Annapoorna Inter Food” lần thứ 16.
Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Để tiếp cận thị trường Malaysia, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là về chứng nhận Halal.
Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào sẽ là đòn bẩy nâng quy mô kim ngạch thương mại, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của hai bên.
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tăng cường xúc tiến mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tăng cường xúc tiến mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ làm việc với Bộ Công Thương Ấn Độ để thúc đẩy hợp tác nông sản, chế biến thực phẩm giữa Việt Nam - Ấn Độ.
Nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Brazil

Nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Brazil

Brazil là thị trường không quá khắt khe và thị hiếu người dân rất đa dạng, do vậy nhiều mặt hàng của Việt Nam có thể được đón nhận tại thị trường này.
Singapore siết kiểm soát thực phẩm nhập khẩu để bảo vệ người tiêu dùng trong nước

Singapore siết kiểm soát thực phẩm nhập khẩu để bảo vệ người tiêu dùng trong nước

Việc cập nhật các chính sách mới về thực phẩm nhập khẩu vào Singapore rất quan trọng, không chỉ giảm thiểu sự cố mà còn giúp hàng Việt Nam vững chân tại đây.
Hiệp định EVFTA giúp nâng tầm quan hệ thương mại Việt Nam - Latvia

Hiệp định EVFTA giúp nâng tầm quan hệ thương mại Việt Nam - Latvia

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Latvia đã tăng khoảng 33% vào năm 2023, nếu so sánh với năm 2020 là năm bắt đầu thực thi Hiệp định EVFTA.
Triển lãm hàng hóa, đồ dùng cho nhà hàng, khách sạn quốc tế Ấn Độ 2024 (IHE)

Triển lãm hàng hóa, đồ dùng cho nhà hàng, khách sạn quốc tế Ấn Độ 2024 (IHE)

Từ ngày 3-6/8 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm India Expo Centre & Mart, Noida, Ấn Độ, sẽ diễn ra Triển lãm hàng hóa, đồ dùng cho nhà hàng, khách sạn năm 2024.
Cách nào mở rộng thị phần xuất khẩu chè sang Pakistan?

Cách nào mở rộng thị phần xuất khẩu chè sang Pakistan?

2 tháng đầu năm, Pakistan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam. Đây là thị trường được đánh giá tiếp tục có triển vọng khả quan trong năm 2024.
FRANCOPHONE-EAT 2024 tại Singapore: Hoạt động xúc tiến thương mại lồng ghép với ngoại giao văn hóa

FRANCOPHONE-EAT 2024 tại Singapore: Hoạt động xúc tiến thương mại lồng ghép với ngoại giao văn hóa

Liên minh Pháp ngữ tại Singapore phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam, Pháp và 1 số nước Cộng đồng Pháp ngữ tại Singapore tổ chức Lễ hội ẩm thực Pháp ngữ 2024.
Mời tham dự Hội chợ Thực phẩm hữu cơ BIOFACH tại Ấn Độ

Mời tham dự Hội chợ Thực phẩm hữu cơ BIOFACH tại Ấn Độ

Từ ngày 3-5/8/2024 tại Trung tâm triển lãm India Expo Mart, Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ Thực phẩm hữu cơ BIOFACH lần thứ 16.
Kinh nghiệm kết nối toàn cầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nam Surat, Ấn Độ

Kinh nghiệm kết nối toàn cầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nam Surat, Ấn Độ

Sáng kiến của SGCCI nhằm đưa Phòng Thương mại và Công nghiệp và doanh nghiệp phía Nam Gujarat và Ấn Độ đẩy mạnh thương mại quốc tế, kết nối toàn cầu.
Mời tham dự Hội chợ Thế giới Thực phẩm Ấn Độ 2024

Mời tham dự Hội chợ Thế giới Thực phẩm Ấn Độ 2024

Từ ngày 19-22/9 tại Bharat Mandapam, Trung tâm triển lãm Pragati Maidan, New Delhi, Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ Thế giới Thực phẩm Ấn Độ World Food India lần thứ 3
Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Philippines đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung gạo, tìm đến những nhà cung ứng tiềm năng, ngoài Việt Nam, điều này tạo nên sức ép cạnh tranh cho ngành lúa gạo
Thương vụ Việt Nam tại Algeria đẩy mạnh công tác thông tin thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Algeria đẩy mạnh công tác thông tin thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã tổ chức Phiên tư vấn trực tuyến về xuất khẩu và đầu tư sang Algeria cho 42 doanh nghiệp trong nước.
Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gạo Việt sang Philippines sẽ tiếp tục khởi sắc

Với nhiều lợi thế, xuất khẩu gạo Việt sang Philippines sẽ tiếp tục khởi sắc

Tại thị trường Philippines, gạo Việt Nam có nhiều lợi thế, song các doanh nghiệp phải bám sát thị trường, tổ chức kinh doanh hiệu quả, bền vững.
Philippines giảm lượng gạo nhập khẩu do nguồn cung nội địa tăng

Philippines giảm lượng gạo nhập khẩu do nguồn cung nội địa tăng

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, nước này có khả năng sẽ giảm lượng gạo nhập khẩu từ các nước do nguồn cung nội địa tăng.
Hướng dẫn tìm hiểu cơ hội kinh doanh và đầu tư tại thị trường Algeria

Hướng dẫn tìm hiểu cơ hội kinh doanh và đầu tư tại thị trường Algeria

Algeria nằm ở Bắc Phi, là nước có nền kinh tế lớn thứ 4 châu Phi, với tổng sản phẩm quốc nội năm 2023 khoảng 190 tỷ USD, dự trữ ngoại hối 85 tỷ USD.
Tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam - Áo tiếp cận thị trường của nhau

Tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam - Áo tiếp cận thị trường của nhau

Việt Nam - Áo tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tận dụng hiệu quả cơ hội từ EVFTA, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu hai bên tiếp cận thị trường của nhau.
Gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu sang Tây Ban Nha

Gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu sang Tây Ban Nha

Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha đã trực tiếp kết nối với doanh nghiệp nước này để tìm hiểu nhu cầu thị trường, đề xuất các giải pháp xúc tiến xuất khẩu...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động