Thứ ba 26/11/2024 11:39

Tỉnh Hà Tĩnh: Rừng ngập mặn chắn sóng chết khô bất thường

Khoảng gần 26 ha rừng ngập mặn chắn sóng trồng mắm, đước, sú vẹt… ở xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà tĩnh, chết khô bất thường.

Thông tin từ UBND thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, diện tích rừng ngập mặn thuộc lô 1, khoảnh 1, tiểu khu 358B thuộc xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh có diện tích 43,21ha, chủ yếu trồng thuần loài ngập mặn như cây mắm biển. Toàn bộ diện tích rừng trồng này thuộc dự án Oxfam từ năm 1994. Hiện nay, UBND xã Kỳ Hà đang giao khoán cho 2 xóm Tây Hà và Bắc Hà quản lý, bảo vệ.

Trong đó về diện tích rừng có cây chết không có khả năng phục hồi thuộc lô 1, khoảnh 1, tiểu khu 358B với tổng diện tích lên đến 25,81ha (trong tổng số 43,21ha), thì nay không còn màu xanh vốn có, thay vào đó là màu nâu sẫm của thân, cành cây khô héo chiếm hơn một nửa diện tích.

Một góc khu rừng ngập mặn ở Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã chết khô

Theo người dân địa phương, ở đây xuất hiện tình trạng cây rừng bị chết bất thường không rõ nguyên nhân từ cuối năm 2021, khiến người dân vô cùng lo lắng. Rừng ngập mặn"chết" khiến bà con mất đi nguồn thu nhập từ nguồn lợi thuỷ sản dưới rừng ngập mặn, bên cạnh đó mất đi lá chắn bảo vệ mỗi khi mùa mưa bão tới. Những tháng gần đây cây chết hàng loạt, cây bắt đầu rụng lá rồi chết khô. Hè 2022, nắng nóng kéo dài khiến cành, thân chết khô nhanh hơn. Cây rừng chết trơ gốc làm cho nguồn lợi thủy sản không còn nơi trú ngụ. Tuyến đê biển cũng trở nên "mong manh" hơn trong mùa bão lũ.

Rừng ngập mặn tại địa phương này được trồng các loại cây như: mắm, đước, sú vẹt… từ hàng chục năm trước. Người dân trồng rừng ngập mặn với các loại cây mắm, bần, đước chạy dọc theo tuyến đê. Đây là tấm lá chắn chống lại gió bão, bảo vệ tuyến đê biển phía trong rừng và cũng là nơi mưu sinh của người dân trong quá trình đánh bắt nguồn lợi thủy sản trú ngụ trong rừng.

Theo người dân địa phương hiện tượng rừng ngập mặn chết ở Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại

Đến năm 1995, phong trào nuôi tôm thẻ trân trắng nở rộ, nhiều hộ dân bắt đầu chia nhỏ rừng để đắp bờ làm ao nuôi tôm. Hiện địa phương còn sót lại hơn 25ha rừng ngập mặn tự nhiên nằm rải rác.

Ông Nguyễn Ngọc Văn (60 tuổi) ở Bắc Hà, thị xã Kỳ Anh, từng tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngặp mặn nói, "Rừng ngập mặn là lá phổi của làng, ngăn sóng, bão gió, bảo vệ người dân. Nhiều năm qua người dân trồng và chăm sóc bảo vệ nhưng nay khô héo hết rồi", ông Văn nói và mong muốn chính quyền sớm tìm ra nguyên nhân, trồng lại cây mới....

Trước đây, “khi cây cối trong rừng ngập mặn xanh tươi, phát triển tốt trở thành nơi trú ngụ của rất nhiều tôm, cua… nhưng hiện nay rất ít. Rừng ngập mặn này nuôi sống bà con địa phương khi mỗi ngày bắt được 4-5kg cua nhưng hiện chỉ bắt được hơn chục con mỗi ngày...", ông Văn cho hay.

Hơn 25ha rừng ngập mặn tại bãi triều sông Vịnh, Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh bị chết khô, khiến người dân mất đi nguồn thu nhập lớn hải sản

Hiện chính quyền địa phương đã báo cáo sự việc lên cấp trên và ngành để sớm làm rõ nguyên nhân nhằm có biện pháp bảo vệ số diện tích cây rừng còn lại, có kế hoạch khôi phục số diện tích cây đã chết.

Trước mắt, chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng kiểm lâm đào cây ở nhiều vị trí để kiểm tra, cho thấy rễ cây bị thối, không có rễ non, không có khả năng phục hồi. Hạt kiểm lâm thị xã Kỳ Anh đã làm văn bản đề xuất UBND tỉnh Hà Tĩnh mời chuyên gia về rừng ngập mặn, khảo sát, đánh giá, xác định rõ nguyên nhân; sớm có phương án tổ chức trồng thay thế số diện tích cây rừng ngập mặn đã bị chết.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Chung - Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho biết, từ năm 2021, người dân và chính quyền địa phương phát hiện cây rừng ngập mặn có dấu hiệu bị chết dần. Nhưng từ đầu năm 2022 đến nay, số cây bị khô héo, chết nhiều hơn mà chưa xác định được nguyên nhân.

Hiện địa phương đang tích cực phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh để tìm nguyên nhân, đồng thời tổ chức các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ phần diện tích còn lại và xây dựng kế hoạch trồng bổ sung, thay thế diện tích bị chết các loại cây trồng phù hợp theo chỉ đạo và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh…”, ông Nguyễn Văn Chung nhấn mạnh.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Tĩnh

Tin cùng chuyên mục

Hộp thư bạn đọc ngày 31/10: Phản ánh về Công ty TNHH Tốp Tên, trang Facebook Phan Thủy Tiên

Hộp thư bạn đọc ngày 11/10: Phản ánh về bãi đỗ xe trái phép tại phường Yên Sở

Quảng Bình: Tuyến đường 1,8km xuống cấp, 4 doanh nghiệp hứa nhưng mãi không sửa

Bắc Ninh: Chủ tịch Mặt trận phường bị 'tố' ký loạt hợp đồng giao đất công trái thẩm quyền

Hộp thư bạn đọc ngày 12/9: Phản ánh liên quan Điện lực Hai Bà Trưng; Công viên Tuổi Trẻ

Nghi vấn tổ chức tour du lịch ''0 đồng'' rồi bán hàng giá cao: Chính quyền nói gì?

Quảng Bình: Nghi vấn tổ chức tour du lịch ''0 đồng'' rồi bán hàng giá cao cho người cao tuổi

Hộp thư bạn đọc ngày 20/8: Nguồn gốc sản phẩm tại cửa hàng của Viện Nghiên cứu da giầy

Trang facebook “Nghiện Nha Trang” bị phản ánh đăng quảng cáo hàng hoá không rõ nguồn gốc thu tiền quảng cáo

Chủ đầu tư chung cư Phú Thạnh Apartment nợ quá hạn bao nhiêu tại Ngân hàng Việt Á?

Chủ đầu tư mang hơn 200 căn hộ Phú Thạnh Apartment đi thế chấp, cư dân hoang mang

Hộp thư ngày 11/6: Phản ánh về ‘thần dược’ bỏ đói tế bào ung thư; nhà nghỉ Trường Hưng

Hộp thư ngày 24/5: Phản ánh về công tác lập quy hoạch dự án của BQLDA Quảng Nam

Đắk Lắk: Kịp thời xác minh nguồn tin bạn đọc Báo Công Thương phản ánh

Hộp thư ngày 8/5: Công ty Global Malls có lừa dối khách hàng? Tập đoàn Doji bị phạt do chậm nộp thuế

Hộp thư ngày 3/5: Phản ánh về Chi cục Thi hành án quận Long Biên

Hộp thư ngày 26/4: Phản ánh về chính sách của Shopee; Công ty Đầu tư Thiên Ân

Hộp thư ngày 23/4: Chậm chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên; phản ánh về Phòng khám CheongDam-Dong

Hộp thư ngày 21/4: Hà Nội mua lại 168 căn ở Dự án IA20 Ciputra; phản ánh về Dự án Eaton Park

Hộp thư ngày 16/4: OVISURE GOLD bị xâm phạm nhãn hiệu; cạnh tranh không lành mạnh trong đấu thầu tại Bình Dương