Thứ hai 23/12/2024 05:50

Tỉnh Hà Giang: Đề xuất giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 7,5%

Báo cáo tại Hội nghị lần thứ 10 BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang cho thấy: 9 tháng đầu năm, nhiều chỉ tiêu phát triển của địa phương đạt và tăng hơn cùng kỳ năm 2021.

9 tháng đầu năm 2022, dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, thiên tai, giá cả thị trường tăng mạnh… song nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang đạt và tăng hơn cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP giá so sánh) đạt 10.562 tỷ đồng, tăng 7,06%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 8.781 tỷ đồng, tăng 11,27%; tổng sản lượng lương thực đạt trên 423 nghìn tấn, tăng trên 1,2%; giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế đạt trên 6.629 tỷ đồng, tăng 22,75%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 10.332 tỷ đồng, tăng 14,8%; tổng doanh thu vận tải và dịch vụ tăng 13,86%; toàn tỉnh đón gần 1,6 triệu lượt khách, tăng 132,18%...

Các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển của tỉnh Hà Giang tiếp tục triển khai hiệu quả. Lĩnh vực y tế, giáo dục tiếp tục được quan tâm. Quốc phòng – an ninh được bảo đảm vững chắc; công tác đối ngoại tiếp tục được mở rộng. Công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị tiếp tục được cấp ủy các cấp triển khai quyết liệt, hiệu quả…

Tại Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, các đại biểu đã cho ý kiến dự thảo Chương trình thực hiện Nghị quyết số 19, 20, 21 ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Góp phần quan trọng mang lại những kết quả trên phải kể đến công tác quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương được Ban Thường vụ tỉnh uỷ, Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Hà Giang thực hiện rất hiệu quả thông qua việc ban hành 5 nghị quyết, 10 chương trình, 5 chỉ thị, 10 đề án và nhiều văn bản để cụ thể hóa 3 đột phá, 5 nhiệm vụ trọng tâm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII… Đây được xem như kim chỉ nam để tỉnh Hà Giang tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh điều hành trên tất cả các lĩnh vực.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thảo luận tại Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức mới đây tại TP. Hà Giang, đại biểu đến từ các huyện, ban ngành cũng chỉ ra một số hạn chế như: Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa chủ động trong công tác tham mưu, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ; giải ngân các nguồn vốn đầu tư công đạt thấp; thu hút đầu tư dự án ngoài ngân sách gặp khó khăn; tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thu hồi đất một số dự án trọng điểm chậm; một số cán bộ, đảng viên chưa thực hiện tốt quy định về trách nhiệm nêu gương; công tác phát triển đảng viên mới chưa đạt yêu cầu…

Với nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2022, để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, mục tiêu tăng trưởng GRDP cả năm đạt 7,5%; các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chương trình cải tạo vườn tạp, xây dựng nông thôn mới theo hướng thực chất, hiệu quả; xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, xây dựng nếp sống văn minh. Trong đó, dành nhiều ưu tiên cho công tác đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chú trọng phát triển sản phẩm đặc trưng, thương hiệu của tỉnh Hà Giang.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trong 9 tháng với nhiều chỉ tiêu tăng cao so với năm trước.

Bí thư tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Hà Giang tiếp tục chủ động, sáng tạo, phối hợp tốt hơn nữa trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022

Để hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, đồng thời tháo gỡ những hạn chế còn tồn tại, Bí thư tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh yêu cầu trong thời gian tới các cấp, các ngành tiếp tục quyết liệt, mạnh mẽ, chủ động, sáng tạo, phối hợp tốt hơn nữa, bám sát thực tiễn cơ sở lồng ghép hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, gắn với các chương trình của tỉnh; khẩn trương giải ngân nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia, có hướng dẫn cụ thể theo hướng “cầm tay chỉ việc”, dễ làm, dễ kiểm tra; kiên trì, sâu sát thực hiện chương trình nông nghiệp, nông dân, nông thôn… Song song với đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, đề án, chương trình đã ban hành và một số lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm từ sớm, từ xa; xử lý nghiêm các vụ việc dư luận xã hội quan tâm.

Xuân Lập
Bài viết cùng chủ đề: Nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản