Thứ tư 27/11/2024 21:41

Tìm kiếm các giải pháp phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam

Trong xu thế đô thị hóa và phát triển đô thị thông minh ngày càng gia tăng, việc phát triển đô thị thông minh được Việt Nam xác định là một hướng đi đúng đắn cho các đô thị.

Ngày 10/11, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 lần thứ ba - Industry Summit 4.0 với chủ đề “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên số” do Ban Kinh tế Trung ương cùng một số bộ, ngành có liên quan chủ trì chuyên môn phối hợp tổ chức đã diễn ra Hội thảo “Phát triển đô thị thông minh trong quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Hội thảo “Phát triển đô thị thông minh trong quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 lần thứ ba là sự kiện thường niên có uy tín và quy mô lớn. Đây cũng là sự kiện có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cũng như gắn với kế hoạch triển khai nghiên cứu, xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Chấp hành Trung ương giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì thực hiện, trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII vào tháng 10 năm 2022. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề án, Ban Chấp hành Trung ương sẽ ban hành Nghị quyết để lãnh đạo quá trình CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn tới.

Trong khuôn khổ Diễn đàn còn diễn ra nhiều hoạt động, như triển lãm ảo các mô hình, sản phẩm, công nghệ 4.0, kết quả chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực và các hoạt động kết nối đầu tư, khảo sát thực tiễn tại một số địa phương, doanh nghiệp tiêu biểu về nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng các công nghệ số.

Phát biểu khai mạc Hội thảo Phát triển đô thị thông minh trong quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Phó Ban kinh tế Trung ương – Nguyễn Thành Phong nêu rõ, trong xu thế đô thị hóa và phát triển đô thị thông minh ngày càng gia tăng, việc phát triển đô thị thông minh được Việt Nam xác định là một hướng đi đúng đắn cho các đô thị. Đặc biệt, định hướng phát triển đô thị thông minh là một trong những nội dung quan trọng được Bộ Chính trị chính thức đưa vào Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Văn kiện Đại hội Đảng XIII về đường lối phát triển đất nước trong giai đoạn tới cũng đặt mục tiêu hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung và từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và trên thế giới.

Phát triển đô thị thông minh cũng nhận được sự quan tâm lớn của Chính phủ, ngày 1/8/2018, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. "Đến nay, trên cả nước đã có 41/63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh, trong đó có đề án, kế hoạch được ban hành cho toàn tỉnh và đề án, kế hoạch ban hành cho một đô thị thuộc tỉnh"- ông Nguyễn Thành Phong cho biết.

Phó Ban kinh tế Trung ương – Nguyễn Thành Phong phát biểu khai mạc hội thảo

Tuy vậy, Phó Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong cho rằng, việc triển khai đô thị thông minh tại Việt Nam vẫn gặp một số khó khăn, như: Nhận thức về đô thị thông minh từ nhu cầu của nhà quản lý (lãnh đạo ở địa phương), nhu cầu cung cấp sản phẩm của cộng đồng doanh nghiệp / chủ đầu tư hay từ nhu cầu thụ hưởng các dịch vụ của người dân chưa được nâng cao; Tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch đô thị thông minh và hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc thông minh chưa được ban hành đầy đủ và đồng bộ; Sự tham gia của cộng đồng, các thành phần kinh tế trong xây dựng đô thị thông minh còn hạn chế; Việc triển khai đô thị thông minh còn riêng lẻ, manh mún; các đô thị thông chưa mang tính đặc thù cho mỗi đô thị; Nguồn lực cho phát triển đô thị thông minh bao gồm cả nguồn vốn và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế.

Bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải nhìn nhận lại nhiều vấn đề trong quá trình tồn tại và phát triển, đặc biệt trong đó có việc xem xét lại những mô hình phát triển đô thị nói chung và phát triển đô thị thông minh nói riêng”- ông Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh.

Trước những vấn đề đang đặt ra, tại Hội thảo “Phát triển đô thị thông minh trong quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, các chia sẻ từ lãnh đạo Bộ Xây dựng, 6 báo cáo chính từ các chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước sẽ tập trung trao đổi, làm rõ các vấn đề về sự cần thiết và vai trò của phát triển đô thị thông minh, những kinh nghiệm và mô hình quốc tế thành công trong phát triển đô thị thông minh những giải pháp cụ thể trong quy hoạch, quản lý, điều hành đô thị thông.

Đồng thời, những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển đô thị thông minh nói chung và trong bối cảnh CNH, HĐH trên thế giới tại Việt Nam nói riêng cũng được thảo luận sâu, như: Xu hướng phát triển đô thị thông minh tại các quốc gia phát triển và đang phát triển có những khác biệt gì? Cách thức huy động nguồn lực cho phát triển đô thị thông minh đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển ra sao cũng như những khía cạnh khác liên quan tới phát triển đô thị thông minh mà các diễn giả chưa đề cập tới.

Từ các chia sẻ, thảo luận về các chủ đề trên, Ban tổ chức mong muốn thu nhận những hiến kế, đề xuất về phát triển đô thị thông minh trong quá trình CNH, HĐH tại Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, đề nghị Tổ biên tập Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tiếp thu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến để xây dựng Đề án trình Ban Chấp hành Trung ương vào năm 2022. “Hội thảo sẽ là cơ hội trao đổi, thảo luận và chia sẻ về những kinh nghiệm, giải pháp về phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, trong khu vực và quốc tế. Điều này sẽ góp phần vào việc thúc đẩy phát triển đô thị thông minh Việt Nam nói riêng, đóng góp vào quá trình CNH-HĐH đất nước trong giai đoạn tới một cách hiệu quả hơn và bền vững hơn và hữu ích đối với các quốc gia trên thế giới nói chung”- ông Nguyễn Thành Phong khẳng định.

Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024