Thứ hai 23/12/2024 03:47

Tìm cơ hội từ các FTA để xuất khẩu hàng hóa

Dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng mạnh đến tình hình xuất nhập khẩu nước ta. Tuy nhiên, cơ hội xuất khẩu hàng hóa vẫn đang mở ra từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Xuất nhập khẩu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Theo thống kê của Bộ Công Thương, 2 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt trên 74 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2019. Cán cân thương mại trong 2 tháng đầu năm 2020 thâm hụt 176 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 2/2020 ước đạt 18,6 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng 1/2020 và tăng 34% so với cùng kỳ tháng 2/2019. Ước chung 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 36,92 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ.

Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có thế mạnh của Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Tuy có sự gia tăng về xuất khẩu, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do trong tháng 2/2020, Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới S20, nên xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm nay giữ được xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản ước đạt trên 3 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019. Đại diện Bộ Công Thương cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, nhóm hàng nông, thủy sản chịu ảnh hưởng nhất, bởi đây là thị trường xuất khẩu nông, thủy sản chủ lực của Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 2/2020 ước đạt 18,5 tỷ USD, giảm 0,5% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 37,1 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2019, cán cân thương mại của Việt Nam ước nhập siêu 176 triệu USD. Dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc (thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam) từ cuối tháng 1/2020 đến nay đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thương mại của Việt Nam.

Theo ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc không chỉ khiến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này gặp nhiều khó khăn, mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thương mại của Việt Nam tới các thị trường khác. Nguyên nhân là hầu hết nguyên liệu sản xuất của Việt Nam như may mặc, linh kiện điện tử... được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong trường hợp dịch bệnh kéo dài có thể tác động tiêu cực tới mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của cả năm 2020.

Theo đánh giá của Cục Công nghiệp, nhiều ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ lực của Việt Nam như điện, điện tử, dệt may và da giày... chỉ còn đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất đến khoảng cuối tháng 3 hoặc tháng 4. Do đó, khả năng nhiều doanh nghiệp trong ngành phải tạm ngừng sản xuất là rất lớn.

Cùng với việc thiếu nguyên liệu, thì thị trường tiêu thụ cũng là vấn đề "đau đầu" của nhiều doanh nghiệp. Trung Quốc cũng như một số quốc gia đang bùng phát dịch bệnh khác như Hàn Quốc, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ lớn đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, túi xách, máy vi tính... Vì vậy, ảnh hưởng của dịch bệnh cũng sẽ tác động đến kim ngạch xuất khẩu và thị trường tiêu thụ ngoài nước của các ngành hàng trên.

Động lực mới từ các FTA

Bộ Công Thương nhận định, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong ngắn hạn dự báo sẽ có nhiều khó khăn, chủ yếu bất lợi do dịch bệnh đang có dấu hiệu lây lan mạnh ngoài Trung Quốc, đặc biệt là tại Hàn Quốc và Nhật Bản, những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, thách thức, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, động lực mới cho tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới là các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, trong đó có Hiệp định EVFTA được ký kết và dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 7/2020. Hiệp định EVFTA được coi là đòn bẩy cho tăng trưởng, mở ra cơ hội lớn thâm nhập thị trường quy mô GDP tới 18.000 tỷ USD.

Cùng với đó, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ngay trong năm đầu thực thi, Hiệp định CPTPP đã giúp kim ngạch xuất khẩu nước ta tăng 8,3%.

Chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng, Nguyên Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) phân tích, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA được đánh giá là những hiệp định quan trọng nhất, đã mở ra điều kiện để hàng hóa Việt Nam đi vào thị trường cao cấp. Đây là những là FTA thế hệ mới, được cam kết ở mức cao. Rất nhiều mặt hàng Việt Nam có thế mạnh, có thể xuất khẩu hiệu quả vào các khu vực này như dệt may, giày dép, điện thoại, thủy hải sản…

Còn theo TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, mặc dù Việt Nam đã lên nhiều kịch bản để ứng phó với dịch bệnh COVID-19, nhưng trong bất kể hoàn cảnh nào, doanh nghiệp cũng phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Bên cạnh những bất lợi, thì dịch COVID-19 cũng đem đến những cơ hội cho doanh nghiệp, khi Việt Nam có nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), tạo điều kiện để các doanh nghiệp nâng cao hơn năng lực, đa dạng hóa thị trường, chinh phục các thị trường khó tính như Mỹ, Australia, Nhật...

Về dài hạn, các bộ, ngành, cũng như doanh nghiệp phải tái cấu trúc lại thị trường để không phụ thuộc quá vào một thị trường của khu vực, tái cấu trúc lại nguồn nguyên liệu để cho các ngành sản xuất trong nước ổn định hơn, mở rộng nguồn nguyên liệu này, thậm chí sản xuất ngay nguyên liệu từ trong nước.

Thu Trang - Báo tintuc.vn xuất bản ngày 11/03/2020

baotintuc.vn
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc