Thứ tư 06/11/2024 05:24

Thương mại Việt Nam – Thái Lan: Sẽ phục hồi nhanh trên nền tảng hợp tác bền chặt

Dù chịu tác động từ dịch Covid-19, nhưng bà Pannakarn Jiamsuchon - Tham tán Thương mại Thái Lan tại Việt Nam - nhận định, trên nền tảng hợp tác bền chặt, kim ngạch thương mại Việt Nam – Thái Lan sẽ hồi phục và tăng trưởng.

Xin bà cho biết, dịch Covid-19 đang ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Thái Lan trong nửa năm 2020?

Giới thiệu hàng Việt tại Thái Lan

Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thương mại, kinh tế Thái Lan, Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều rơi vào tình cảnh khó khăn. Hàng năm chúng tôi đều tổ chức 4 sự kiện giới thiệu hàng hóa Thái Lan (Top Thai Brands 2020) tại Việt Nam, nhằm tăng cường mối quan hệ; xây dựng, củng cố đối tác kinh tế quan trọng, mang lại lợi ích và sự thịnh vượng chung cho hai quốc gia. Ngay cuối tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua, Bộ Thương mại Thái Lan đã tổ chức sự kiện naây taåi Haãi Phoâng, Haâ Nội, Cần Thơ và nhận được sự kiện quan tâm rất lớn của người tiêu dùng (NTD), DN Việt Nam. Tuy nhiên do dịch, các DN Thái Lan không thể sang Việt Nam, vì thế chỉ mời các nhà phân phối, nhập khẩu Việt Nam tham gia. Ngoài ra, dịch bệnh làm cho vận chuyển hàng hóa của hai nước bị hạn chế; kinh tế khó khăn khiến NTD cắt giảm chi tiêu, dẫn tới nhu cầu mua-bán hàng hóa giảm mạnh, tác động đến số liệu về thương mại, xuất nhập khẩu giữa hai bên. Dẫu vậy, chúng tôi tin rằng, thời gian tới khi dịch được khống chế, tăng trưởng thương mại hai nước sẽ hồi phục nhanh chóng vì chúng ta đã có một nền tảng quan hệ thương mại, kinh tế vững chắc.

Bà Pannakarn Jiamsuchon - Tham tán Thương mại Thái Lan tại Việt Nam

Việt Nam đang là điểm đến an toàn, dự báo sẽ đón nhận làn sóng dịch chuyển của các nhà đầu tư trên thế giới. Vậy các nhà đầu tư Thái Lan thì sao, thưa bà?

Việc đẩy lùi dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam đã tăng sự quan tâm không chỉ từ các nhà đầu tư Thái Lan mà còn nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, việc Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều quốc gia, Chính phủ Việt Nam cũng không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư… đây là những yếu tố được các nhà đầu tư Thái Lan đánh giá cao. Cơ sở hạ tầng tại Việt Nam trong vòng 3-4 năm qua có sự thay đổi lớn, nguồn lao động Việt Nam có kỹ năng, chất lượng, đang đáp ứng tốt yêu cầu, đòi hỏi của nhà đầu tư.

Song bên cạnh lợi thế, các nhà đầu tư Thái Lan cũng gặp khó khăn khi hoạt động tại Việt Nam. Phản ánh từ DN Thái Lan cho thấy, họ gặp khó trong quá trình trao đổi để có thể chia sẻ, hiểu đối tác, một phần là do khác biệt về giao tiếp, ngôn ngữ. Nếu khó khăn này được cải thiện thì sẽ có thêm nhiều DN Thái Lan đến Việt Nam.

Hiện nay, Thái Lan là quốc gia xếp thứ 9 về đầu tư tại Việt Nam, trên cơ sở những yếu tố thuận lợi về đầu tư của Việt Nam, Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam sẽ triển khai một số kế hoạch về xúc tiến đầu tư, thương mại hai bên, trong đó sẽ tổ chức một đoàn các nhà đầu tư sang Việt Nam để khảo sát các khu công nghiệp hay khu vực có thể thành lập công ty, nhà máy sản xuất.

Để thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa hai nước, Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam sẽ triển khai các chương trình, hành động cụ thể gì, thưa bà?

Thái Lan và Việt Nam có mối quan hệ thương mại gắn bó, lâu đời; hai nước đang là đối tác kinh tế quan trọng của nhau. Thời gian qua, kim ngạch thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam luôn tăng trưởng đều đặn, ấn tượng. Năm 2019, kim ngạch thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam đã đạt giá trị hơn 17 tỷ USD. Để khắc phục ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với thương mại hai chiều, Bộ Thương mại Thái Lan sẽ triển khai các sự kiện thương mại, đầu tư tại Việt Nam, đồng thời, tích cực tổ chức các hoạt động giới thiệu hàng Việt Nam tại Thái Lan, thông qua các chương trình mời DN xuất khẩu Việt Nam có tiềm năng sang Thái Lan gặp gỡ, mở rộng quan hệ kinh doanh với các DN Thái Lan; tăng cường kết nối DN Việt Nam nhập khẩu hàng Thái Lan và DN Thái Lan nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, qua đó từng bước cân bằng được kim ngạch thương mại hai chiều.

Xin cảm ơn bà!

Hoa Quỳnh (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch