Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần có lộ trình phù hợp với từng thị trường, từng loại hình, quy mô doanh nghiệp và sản phẩm.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ: Lúng túng trong triển khai - Bài 1 Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Ông Trịnh Xuân Dương - Chi hội trưởng Chi hội Gỗ dán Việt Nam (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam) - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, về quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, hiện, nhiều doanh nghiệp đang kêu khó, đối với ngành gỗ dán như thế nào?

Hiện nay, các doanh nghiệp trong Chi hội Gỗ dán Việt Nam chưa ai đăng ký phân loại doanh nghiệp này. Có 1 doanh nghiệp đã nộp hồ sơ nhưng chưa đáp ứng được đầy đủ. Đáp ứng các yêu cầu phân loại doanh nghiệp Nhóm I, Nhóm II, hiện các doanh nghiệp trong ngành gỗ dán gặp nhiều khó khăn.

Bài 2: Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Cần có lộ trình phù hợp
Gỗ dán cứng nhiệt đới. Ảnh: Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam

Nguyên nhân do đa số các doanh nghiệp gỗ dán là các hộ làng nghề đi lên, việc họ có thể đáp ứng được ngay nhiều tiêu chuẩn cao như: phòng cháy, chữa cháy, lao động, vệ sinh an toàn lao động, bảo hiểm… là rất khó; hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu thuần túy đến các thị trường như: Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản… các thị trường này đưa ra các yêu cầu ít hơn (tức là chưa cần đáp ứng phân loại doanh nghiệp Nhóm 1, Nhóm 2) nên họ cũng chưa có sự chuẩn bị.

Với các doanh nghiệp đã làm chứng chỉ rừng bền vững (FSC) hoặc chứng nhận BSCI rồi (tiêu chuẩn xuất khẩu đi thị trường EU), việc làm phân loại doanh nghiệp Nhóm I, nhóm II sẽ dễ hơn. Nhưng hiện, cơ quan chức năng yêu cầu tất cả các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sẽ phải tham gia vào câu chuyện phân loại này.

Việc phân loại, đánh giá doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thông quan sẽ nhanh hơn so với đánh giá từng container. Việc phân loại doanh nghiệp cũng đánh giá về sự uy tín của doanh nghiệp vì sản phẩm tốt hay xấu là do doanh nghiệp chứ không phải do sản phẩm.

Đây là yêu cầu của cơ quan nhà nước khi các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chế biến, xuất khẩu gỗ thì phải làm. Tuy nhiên, có thị trường yêu cầu, có thị trường không yêu cầu. Ví dụ, như với ngành gỗ dán, gần như đại đa số là xuất khẩu đến thị trường không yêu cầu, trừ những doanh nghiệp xuất khẩu đến thị trường EU và Mỹ.

Mặt khác, trong ngành chế biến gỗ, các sản phẩm rất đa dạng, ví dụ, có những đơn vị chỉ sản xuất xuất khẩu tràng hạt bằng gỗ, hay con tiện, hoa văn bảng gỗ, con cờ…, đây là những sản phẩm rất nhỏ, nhưng lại phục vụ 1 phân khúc thị trường như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc thì không nhất thiết phải tham gia phân loại doanh nghiệp. Đây là khó khăn khi chính sách đưa ra áp dụng tất cả các doanh nghiệp liên quan đến chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ.

Việc đưa ra quy định áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành chế biến, xuất khẩu gỗ dẫn đến những khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp xuất khẩu đến những thị trường không có nhu cầu về việc phân loại doanh nghiệp này.

Như vậy, liệu doanh nghiệp nhỏ có bị "chặn đường" xuất khẩu không, thưa ông?

Đúng vậy. Như tôi đã chia sẻ ở trên, ngay như trong ngành gỗ dán, có nhiều doanh nghiệp rất nhỏ. Đa số các doanh nghiệp gỗ dán là các hộ làng nghề đi lên, việc họ có thể đáp ứng được ngay nhiều tiêu chuẩn cao như: phòng cháy chữa cháy, lao động, vệ sinh an toàn lao động, bảo hiểm… là rất khó.

Tất nhiên, về lâu dài, các doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng, phải chuyển đổi để đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhưng họ cần quá trình. Có thể, lộ trình là 1 năm hay 2-3 năm. Thông thường, với các doanh nghiệp nhỏ, họ cần thời gian tối thiểu ít nhất 1-2 năm mới làm được.

Bài 2: Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Cần có lộ trình phù hợp
Ông Trịnh Xuân Dương, Chi Hội trưởng Chi hội Gỗ dán Việt Nam

Với riêng ngành gỗ dán, có bao nhiêu doanh nghiệp tiềm năng, có thể đáp ứng các yêu cầu phân loại doanh nghiệp này? Trước khó khăn này, cộng đồng doanh nghiệp có kiến nghị gì, thưa ông?

Tiềm năng thì có khoảng 30% có thể đáp ứng được. Vì trong ngành gỗ dán, hiện một số doanh nghiệp cũng đang chuyển dịch dần sang các tỉnh, xin giấy phép mở rộng đầu tư nhà máy, khoảng thời gian đầu tư ban đầu này chắc mất ít nhất khoảng 2 năm.

Do đó, tôi cho rằng, thông tư hướng dẫn hướng dẫn phân loại doanh nghiệp, cơ quan chức năng cần gia hạn thời gian (thay vì có hiệu lực thi hành từ 15/11/2024). Ngay cả việc áp dụng quy chế không gây phá rừng (EUDR), EC cũng đã phải hoãn lại 1 năm vì không doanh nghiệp nào áp dụng được. Đây là vấn đề chúng ta cần nhìn nhận về chính sách, khi các chính sách doanh nghiệp không làm được.

Mặt khác, việc quy định áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp ngành chế biến xuất khẩu gỗ. Ngành này hiện cơ sở hạ tầng dữ liệu chưa có, việc nộp giấy tay, với hơn 1.600 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp nộp lên hàng thùng giấy tờ, nhân lực kiểm lâm họ có làm được không? Các doanh nghiệp cũng lo ngại, trong quá trình làm sẽ phát sinh tiêu cực, phát sinh đánh giá cảm quan.

Do đó, các doanh nghiệp cũng kiến nghị, cần có lộ trình phân loại doanh nghiệp theo từng thị trường; từng quy mô doanh nghiệp (doanh nghiệp xuất khẩu doanh số 1 tỷ đồng khác với doanh nghiệp xuất khẩu doanh số 100 tỷ đồng); chế biến gỗ, phải là chế biến gỗ loại gì chứ không đánh đồng tất cả vào thành một.

Xin cảm ơn ông!

Trước khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến việc phân loại doanh nghiệp theo Thông tư 21 khi Nghị định số 120 có hiệu lực, mới đây, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã có công văn gửi Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Công văn có đoạn: “Cho tới nay, doanh nghiệp chưa có thông tin đầy đủ để tham gia phân loại doanh nghiệp xuất khẩu theo quy định tại Nghị định 102 và Nghị định 120 (sửa đổi Nghị định 102). Nếu trong thời gian tới có quyết định về thời điểm thực hiện đối với quản lý gỗ xuất khẩu quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định 102 thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn”.

Trả lời về vấn đề này, Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, về phân loại doanh nghiệp, quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất gỗ (sau đây viết tắt là Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT), có hiệu lực từ ngày 01/5/2022.

Hiện nay, toàn quốc đã có 16 tỉnh thực hiện phân loại với 194 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ được phân loại doanh nghiệp Nhóm I, thông tin doanh nghiệp Nhóm I được Cục Kiểm lâm tổng hợp và đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn.

Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2024/NĐ-CP ngày 30/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị định số 120/2024/NĐ-CP), quy định: “2. Quy định phân loại doanh nghiệp đối với đối tượng ngoài doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 18 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành”.

Theo đó, các đối tượng doanh nghiệp mở rộng tại Nghị định số 120/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 16/3/2026. Hiện nay, Cục Kiểm lâm đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT để hướng dẫn phân loại doanh nghiệp phù hợp với các đối tượng theo quy định tại Nghị định số 120/2024/NĐ-CP.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường EU

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX đã uỷ quyền cho VCCI trước đó.
Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

8 hội, hiệp hội tiếp tục kiến nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, các bộ, ngành liên quan về bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.
Chanh leo nhận

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Sau hơn 2 năm thí điểm nhập khẩu, giữa tháng 4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp xây dựng Nghị định mới quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.
HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.
Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN để cùng nhau xử lý những khó khăn liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ.
Mobile VerionPhiên bản di động