Chủ nhật 27/04/2025 22:02

Thương mại Việt Nam - Thái Lan hướng đến 20 tỷ USD vào năm 2020

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và và Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Sontirat Sontijirawong đang lên kế hoạch hợp tác cụ thể để phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 20 tỷ USD trong năm 2020 và hướng tới một cán cân thương mại cân bằng hơn giữa hai nước.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tại Kỳ họp lần thứ 3 Ủy ban hỗn hợp về thương mại Việt Nam -Thái Lan

Đó là nội dung chính tại Kỳ họp lần thứ 3 Ủy ban Hỗn hợp về thương mại Việt Nam - Thái Lan diễn ra ngày 3/8, tại Bộ Công Thương.

Thái Lan - đối tác thương mại lớn

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Thái Lan hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN. Kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều tăng từ 11,5 tỷ USD trong năm 2015 lên 15,3 tỷ USD trong năm 2017 với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 15,5%/năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại song phương hai nước đạt khoảng 8 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2017 (trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt trên 2,7 tỷ USD, tăng 22,7%; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan đạt 5,3 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017). Theo thống kê của phía Thái Lan, hiện Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Thái Lan trong ASEAN, đứng sau Malaysia.

Phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 3 Ủy ban Hỗn hợp về thương mại Việt Nam - Thái Lan, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, Việt Nam và Thái Lan đang có rất nhiều khung khổ cũng như cơ chế hợp tác song phương, đa phương hiệu quả; trong đó, vai trò và ý nghĩa của khung khổ hợp tác của Ủy ban Hỗn hợp về Thương mại Việt Nam – Thái Lan trong lĩnh vực thương mại là rất quan trọng và có ý nghĩa. “Khung khổ hợp tác của Ủy ban Hỗn hợp về Thương mại Việt Nam – Thái Lan thể hiện vai trò định hướng, cũng như năng lực hỗ trợ của Nhà nước kể cả về mặt thể chế, để hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như người dân hai nước có điều kiện thụ hưởng và phát triển hơn nữa trong hợp tác song phương giữa Việt Nam và Thái Lan trong nhiều lĩnh vực, trong đó thương mại là chủ đạo”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Sontirat Sontijirawong tại Kỳ họp lần thứ 3 Ủy ban Hỗn hợp về thương mại Việt Nam - Thái Lan

Trước vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Sontirat Sontijirawong nhấn mạnh, Thái Lan và Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao một cách gần gũi trong 42 năm qua, đặc biệt năm 2013, hai nước đã chính thức nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược”. Trong suốt thời gian đó, cả phía nhà nước và khối tư nhân của hai nước đều quyết tâm và phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng thúc đẩy nền kinh tế của cả hai bên, mở rộng các cơ hội hợp tác về thương mại và đầu tư.

Tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực

Tại kỳ họp, hai bên sẽ rà soát, kiểm điểm tình hình hợp tác kinh tế, thương mại kể từ Kỳ họp lần thứ 2 trong năm 2015, thảo luận kế hoạch hợp tác cụ thể để phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 20 tỷ USD trong năm 2020 và hướng tới một cán cân thương mại cân bằng hơn giữa hai nước. Hai bên sẽ trao đổi và thống nhất một số biện pháp để giải quyết, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, hai bên sẽ trao đổi và thống nhất một số biện pháp để giải quyết, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hai Bộ trưởng cũng sẽ trao đổi và thống nhất một số phương hướng đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực liên quan như tạo thuận lợi hóa thương mại, nông nghiệp, kết nối giao thông, hải quan, ngân hàng, đầu tư, lao động, sở hữu trí tuệ, hợp tác khu vực và tiểu vùng.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tặng quà lưu niệm cho Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan

Một số vấn đề cụ thể được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu ra tại kỳ họp bao gồm: Đề nghị phía Thái Lan tạo thuận lợi cho các mặt hàng nông sản và thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan; đề nghị Thái Lan đẩy nhanh quy trình và các thủ tục cấp phép nhập khẩu cho một số loại trái cây tươi của Việt Nam; cân nhắc, bãi bỏ thủ tục cấp phép nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ Việt Nam vào Thái Lan; giảm và dỡ bỏ các biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm sắt thép Việt Nam; hỗ trợ các hoạt động tham dự hội chợ, triển lãm của doanh nghiệp Việt Nam tại Thái Lan…

Hai bên chụp ảnh lưu niệm

Cũng tại kỳ họp, hai bên tiếp tục trao đổi một số vấn đề phía Thái Lan quan ngại như việc nhập khẩu ô tô của Thái Lan vào Việt Nam, quy định của Việt Nam về quyền phân phối thuốc và nguyên liệu làm thuốc, phạm vi hoạt động dịch vụ vận chuyển, kho hàng và marketing tại thuốc tại thị trường Việt Nam.

Lan Anh- Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/4: Ukraine hứng chịu thương vong lớn

Nhiều doanh nghiệp lớn Bắc Âu đến Việt Nam tìm nguồn hàng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/4: Lính Ukraine tình nguyện đầu hàng

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/4: Nga đánh như vũ bão vào Sumy

Lần đầu tiên Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/4: Nga bắt trinh sát Ukraine ở Kharkov

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha: Nhiều triển vọng tăng trưởng

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 24/4: Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức với Ukraine

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/4: Lính tinh nhuệ Ukraine đầu hàng ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 23/4: Chỉ huy ‘đầu não’ Ukraine thiệt mạng

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/4: Nga dội tên lửa ồ ạt vào Kherson, Ukraine rút khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4: Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn khỏi Oleshnya

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4: Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk

FTA Index cần sự chung tay từ Trung ương đến địa phương