Thương mại phi dầu mỏ Iran thâm hụt nặng, nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài

Nửa đầu năm 2024, Iran thâm hụt 7 tỷ USD thương mại phi dầu mỏ và xuất khẩu dầu giảm cùng sự phụ thuộc vào Trung Quốc khiến kinh tế nước này thêm phần bấp bênh.
Vì sao Israel muốn đánh thẳng vào ‘trái tim’ hạt nhân và dầu mỏ của Iran?‘Vàng đen’ của Nga chảy máu doanh thu; nhu cầu khí đốt tự nhiên ở EU và Anh tăng mạnhDoanh nghiệp góp ý gì về dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới?

Trong bối cảnh kinh tế Iran tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, ông Mohammad Ali Dehghan Dehnavi, người đứng đầu Tổ chức Xúc tiến thương mại Iran, vừa công bố thâm hụt thương mại của nước này đạt mức 7 tỷ USD trong nửa giữa năm nay, từ ngày 21/3 đến 21/9/2024. Thấp hơn mức kỷ lục 17 tỷ USD của năm ngoái, cho thấy tình hình thương mại của Iran tiếp tục gặp khó khăn.

Theo ông Dehnavi, tổng kim ngạch xuất khẩu phi dầu mỏ của Iran trong sáu tháng giữa năm đạt 25,8 tỷ USD, trong khi nhập khẩu lên tới 32,5 tỷ USD. Điều này phản ánh sự mất cân đối giữa hai luồng thương mại chủ yếu do sự phụ thuộc quá lớn vào một số ít quốc gia. Cụ thể, 79% hàng nhập khẩu của Iran và 75% hàng xuất khẩu phi dầu mỏ phụ thuộc vào chỉ 5 quốc gia, trong đó Trung Quốc đứng đầu danh sách.

Thương mại phi dầu mỏ Iran thâm hụt nặng, nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài
Thương mại phi dầu mỏ Iran thâm hụt nặng - (Ảnh minh họa)

Iran lần cuối ghi nhận cán cân thương mại phi dầu mỏ dương vào năm 2018. Trong những năm gần đây, thâm hụt thương mại của nước này tăng vọt, đặc biệt kể từ khi chính quyền Ebrahim Raisi nhậm chức. Để che giấu mức thâm hụt ngoại thương ngày càng lớn, hải quan Iran đã bắt đầu đưa xuất khẩu dầu vào các báo cáo của mình.

Ngoài thâm hụt thương mại, báo cáo gần đây của Ngân hàng Trung ương Iran cho thấy, hơn 20 tỷ USD đã bị rút rời khỏi Iran trong 9 tháng đầu năm 2023, lập kỷ lục về hiện tượng chảy vốn. Chính phủ từ đó đã ngừng công bố dữ liệu liên quan đến vốn và chặn quyền truy cập vào các số liệu này, làm cho trang website của Ngân hàng Trung ương không còn khả dụng từ bên ngoài quốc gia. Đây là một động thái làm dấy lên lo ngại về tính minh bạch trong việc quản lý tài chính của nước cộng hòa Hồi giáo.

Ngoài các vấn đề thương mại phi dầu mỏ, ngành dầu mỏ – vốn là trụ cột của kinh tế Iran – cũng đang gặp nhiều khó khăn. Các công ty theo dõi tàu chở dầu báo cáo rằng, trong hai tháng qua, xuất khẩu dầu hàng ngày của Iran đã giảm 400.000 thùng so với các tháng trước đó. Đặc biệt, trong 10 ngày đầu tháng 10, Iran đã giảm 70% lượng dầu xuất khẩu, chỉ còn 600.000 thùng mỗi ngày. Động thái này được cho là để tránh nguy cơ bị tấn công trả đũa từ Israel, sau các sự kiện căng thẳng trong khu vực.

Bên cạnh đó, doanh thu từ dầu mỏ của Iran dự kiến sẽ giảm đáng kể trong nửa cuối năm tài chính này (từ 22/9/2024 đến 20/3/2025). Điều đó đặt ra thách thức lớn cho kinh tế Iran trong bối cảnh nước này đang chịu sức ép từ cả bên trong lẫn bên ngoài.

Sự phụ thuộc quá lớn vào một số ít quốc gia đối tác cũng là yếu tố đáng lo ngại đối với nền kinh tế Iran. Theo số liệu của Dehnavi, 95% lượng dầu xuất khẩu của Iran hiện phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, trong khi phần còn lại được bán cho Syria. Điều này khiến Iran gặp rủi ro cao khi có bất kỳ biến động nào từ phía đối tác.

Với thâm hụt thương mại phi dầu mỏ tiếp tục tăng và sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu dầu mỏ, Iran đang đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Sự phụ thuộc vào các quốc gia lớn như Trung Quốc và việc thiếu minh bạch trong các báo cáo tài chính càng khiến tình hình thêm phần bất ổn. Theo một số ý kiến, Chính phủ Iran cần tìm ra các giải pháp dài hạn để cân bằng lại thương mại và duy trì ổn định kinh tế trong tương lai.

Yến Thư
https://iranfocus.com/economy/52329-irans-7-billion-trade-deficit-and-dependence-on-a-handful-of-countries/
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục