Thứ tư 23/04/2025 13:59

Giải pháp tháo gỡ 6 nút thắt trong đàm phán Nga - Ukraine

Theo nhà ngoại giao Anh Ian Proud, có 6 nút thắt Mỹ cần tháo gỡ trong đàm phán hòa bình Nga - Ukraine năm 2025. Nhưng điều này không hề dễ dàng.

Trong một xã luận mới đây trong tạp chí Responsible Statecraft, nhà ngoại giao Anh Ian Proud nhận định, hiện đang có 6 nút thắt “khó chịu” trong tiến trình đàm phán hòa bình để kết thúc chiến sự Nga - Ukraine.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bên cạnh người được ông bổ nhiệm làm đặc phái viên về Nga - Ukraine, Tướng Keith Kellogg. Ảnh: Responsible Statecraft.

Trong bối cảnh ông /chu-de/donald-trump.topic lên nhậm chức Tổng thống Mỹ vào đầu năm 2025, Trung tướng Keith Kellogg, người được ông bổ nhiệm làm đặc phái viên về vấn đề Nga - Ukraine, sẽ phải đối mặt với những quyết định khó khăn nhưng vô cùng cần thiết để tháo gỡ 6 nút thắt này.

Những nút thắt trong chính sách của Mỹ đối với Nga

Theo ông Proud, nút thắt lớn nhất đến từ việc Mỹ hiện chưa đưa ra chiến lược cụ thể cho nền hòa bình tại Ukraine. Thay vào đó, chính quyền Tổng thống Joe Biden cùng các đồng minh Phương Tây đã phát động hàng loạt lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, cũng như liên tục hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine.

Chính vì vậy, nhà ngoại giao Anh khẳng định: “Mỹ nên khuyến khích các nhà lãnh đạo Ukraine và châu Âu đoàn kết xung quanh một tầm nhìn thực tế duy nhất cho tương lai của Ukraine. Đánh bại Nga không phải là mục tiêu khả thi, vì Ukraine sẽ không bao giờ có thể thực hiện được điều này. Trọng tâm nên bao gồm việc xây dựng lại một Ukraine mạnh mẽ và thịnh vượng, rồi sau đó sẽ gia nhập EU vào một thời điểm xác định trong tương lai”.

Nút thắt thứ hai đến từ những giải pháp ngoại giao đối với Nga. Được biết, Tướng Kellogg đã từng đăng tải bài xã luận phê bình những chính sách ngoại giao của chính quyền Tổng thống đương nhiệm Joe Biden, cho rằng Mỹ đang không muốn làm việc với Tổng thống Nga Vladimir Putin, mà chỉ muốn “thuyết giảng và cô lập ông ấy”. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Nga đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng hợp tác với các nhà lãnh đạo toàn cầu, bao gồm Tổng thống đắc cử Donald Trump, để tìm lời giải cho “bài toán” Ukraine.

Do đó, ông Ian Proud cho rằng, Tướng Kellogg cần khuyến khích các nhà lãnh đạo châu Âu tăng cường các hoạt động ngoại giao và thay đổi cách tiếp cận đối với Nga, qua đó tìm kiếm các giải pháp khả thi cho tất cả các bên.

Nút thắt tiếp theo đến từ các lệnh trừng phạt của Phương Tây. Theo ông Proud, Nga vẫn đang có vị thế kinh tế mạnh hơn Ukraine rất nhiều, nhờ những chính sách tài khóa và tiền tệ hiệu quả. Mặt khác, các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga không thay đổi tình hình kinh tế đối với Ukraine.

Theo nhà ngoại giao Anh, đây là một nỗ lực "không đáng kể”. Thay vào đó, ông cho rằng Mỹ nên gỡ bỏ 20.000 lệnh trừng phạt hiện có đến từ các nước Phương Tây, nếu Nga chấp nhận thỏa thuận hòa bình.

Những nút thắt về tương lai của Ukraine

Nút thắt thứ 4 liên quan đến tư cách thành viên NATO của Ukraine. Theo nhà ngoại giao Anh, phía Nga đang quan tâm mật thiết sự hiện diện của NATO ở các nước láng giềng, trong khi đó liên minh quân sự này cũng đang gặp khó khăn trong việc bảo đảm tư cách thành viên cho quốc gia này.

Tổng Thư ký NATO Mark Rutte (trái) gặp gỡ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev hồi đầu tháng 10/2024. Ảnh: The Hill

Nhà ngoại giao Anh nhận định: “Tư cách thành viên NATO của Ukraine nên được kiên quyết và quyết liệt loại bỏ khỏi bàn đàm phán, như một phần của thỏa thuận cung cấp bảo đảm an ninh cho Ukraine. Ai cung cấp những bảo đảm an ninh đó sẽ cần phải đàm phán khéo léo, vì Nga sẽ mong đợi những người bảo lãnh bao gồm các quốc gia không thuộc NATO.”

Nhà ngoại giao Anh nói thêm: “Vai trò của Tướng Keith Kellogg là vạch ra một ranh giới cho Mỹ và tiêu diệt ý tưởng này, bất chấp sự phản kháng có phần gay gắt của châu Âu. Ukraine chắc chắn sẽ muốn đảm bảo một sự trao đổi có đi có lại.”

Tương tự, tư cách thành viên Liên minh châu Âu của Ukraine cũng là một nút thắt “khó gỡ”. Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói rằng, Ukraine có thể mất tới 20 năm để gia nhập EU.

Theo đó, nhà ngoại giao Anh cho rằng, việc để Ukraine gia nhập EU trong thời điểm hiện tại sẽ khiến châu Âu trả “giá đắt” và có khả năng gây thiệt hại cho chính EU và nước láng giềng Ba Lan. Ông nhận định: “EU không đủ khả năng mở rộng dựa trên thỏa thuận hiện tại của mình mà không có những rủi ro chính trị và bất ổn, điều mà hiện đang diễn ra ở Pháp và Đức”.

Nút thắt cuối cùng đến từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Nhà ngoại giao Anh dẫn kết quả các cuộc thăm dò ý kiến gần đây, cho thấy ông Zelensky có tỷ lệ ủng hộ thấp, và khó có thể thắng cử một khi tình trạng thiết quân luật chấm dứt tại Ukraine. Trong khi đó, mục tiêu nâng tầm vị thế quân sự của ông Zelensky được đánh giá là phi thực tế và đang cản trở tiến trình hòa bình.

Nhà ngoại giao kết luận: “Ông Kellogg cần phải nhận ra rằng, thay vì là một phần của giải pháp hòa bình, ông Zelensky có thể gây ra vấn đề trong việc chấm dứt chiến tranh. Ông Kellogg nên khuyến khích nhà lãnh đạo Ukraine tổ chức một cuộc bầu cử mới.”

Trong bài xã luận, nhà ngoại giao Anh Ian Proud nhận định: "Từ nối lại đối thoại ngoại giao với Nga, cho đến sự thừa nhận điểm yếu của Ukraine, việc tháo gỡ các "nút thắt" là không hề dễ dàng". Tuy nhiên, theo ông Proud, đây là việc làm quan trọng, thể hiện tính trách nhiệm của Mỹ trong đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.
Phú Quý (theo Responsible) Statecraft)
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Tin thuế quan 19/4: Hoa Kỳ và Italy lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận trước hạn

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/4: Ukraine thất thủ ở Kursk

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Thế giới đang ươm mầm tương lai năng lượng như thế nào?

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Tin thuế quan 18/4: Châu Âu cải cách mạnh mẽ theo tinh thần 'đôi bên cùng thắng'

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/4: Lính Ukraine rút lui ở Oleshnya

Các 'ông lớn' thế giới quản lý rác thải ra sao?