Thứ hai 21/04/2025 13:45

Chuyên gia nêu tuyến đường khí đốt mới thay thế qua Ukraine

Theo ông Alexey Belogoriev, vận chuyển khí đốt qua Ukraine có thể được thay thế một phần bằng việc tăng nguồn cung cấp qua Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria.

Ông Alexey Belogoriev, Giám đốc nghiên cứu của Viện Năng lượng và Tài chính (Nga) nói trong cuộc phỏng vấn với hãng RIA Novosti rằng, vận chuyển khí đốt qua Ukraine có thể được thay thế một phần bằng việc tăng nguồn cung qua Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria theo hai hướng: thông qua đường ống dẫn khí Balkan Stream qua Thổ Nhĩ Kỳ và đường ống dẫn khí xuyên Balkan qua Bulgaria.

Việc trung chuyển khí đốt qua Ukraine đến các nước EU và Moldova có thể được thay thế một phần bằng việc tăng cường vận chuyển khí đốt của Nga qua Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria, để cung cấp cho Hungary, Slovakia và Áo thông qua đường ống dẫn khí Balkan Stream (qua Thổ Nhĩ Kỳ). Và đường ống dẫn khí xuyên Balkan qua Bulgaria để cung cấp khí đốt cho Moldova và Romania”, ông Belogoriev cho biết.

Hợp đồng vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu giữa Tập đoàn khí đốt Naftogaz của Ukraine và Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga, được ký vào năm 2019 hết hạn từ 1/1/2025. Ảnh: RIA

Theo ông, Nga có thể gửi thêm 1 tỷ m3 khí đốt mỗi năm tới Hungary mà không cần mở rộng công suất hiện có.

Chuyên gia này cho rằng, một phần khí đốt của Nga - trong khoảng 1-2 tỷ m3 khí đốt mỗi năm - cũng có thể được chuyển hướng đến Hungary thông qua Romania từ đường ống dẫn khí xuyên Balkan. Việc cung cấp khí đốt cho Moldova có thể được thực hiện theo hướng tương tự.

Bằng cách tăng cường vận chuyển khí đốt qua Thổ Nhĩ Kỳ, có thể chuyển hướng lượng khí đốt lên tới 4-5 tỷ m3 khí đốt mỗi năm, tức là khoảng 1/3 lượng vận chuyển hiện tại qua Ukraine”, ông Belogoriev nhấn mạnh.

Trong một diễn biến liên quan, theo tờ Daily Express của Anh, châu Âu lo ngại lạm phát gia tăng do Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt.

“Kết thúc thỏa thuận vận chuyển khí đốt qua Ukraine sẽ không dẫn đến việc lặp lại kịch bản năm 2022 với giá khí đốt tăng do khối lượng giảm, nhưng lo ngại về lạm phát vẫn còn khi thị trường năng lượng biến động”, Daily Express viết.

Hợp đồng vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu giữa Tập đoàn khí đốt Naftogaz của Ukraine và Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga, được ký vào năm 2019 hết hạn từ 1/1/2025. Ukraine thông báo sẽ không có thỏa thuận mới nào được ký kết và thực hiện.

Nga bắt đầu vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào những năm 1960 thông qua một hệ thống vận chuyển khí đốt đã trở thành tuyến đường trung chuyển quan trọng để cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu.

Trong hơn 5 thập kỷ, Ukraine vẫn là tuyến vận chuyển khí đốt chính của Nga đến châu Âu. Trong 2 thập kỷ qua, hơn 100 tỷ m3 khí đốt được trung chuyển mỗi năm qua hệ thống của quốc gia này.

Nga đã vận chuyển khoảng 15 tỷ m3 khí đốt qua Ukraine vào năm 2023 - chỉ bằng 8% so với hồi năm 2018 - 2019, thời điểm lượng khí đốt do Nga chuyển tới châu Âu qua nhiều tuyến khác nhau đạt đỉnh.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Tin thuế quan 19/4: Hoa Kỳ và Italy lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận trước hạn

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/4: Ukraine thất thủ ở Kursk

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Thế giới đang ươm mầm tương lai năng lượng như thế nào?

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Tin thuế quan 18/4: Châu Âu cải cách mạnh mẽ theo tinh thần 'đôi bên cùng thắng'

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/4: Lính Ukraine rút lui ở Oleshnya

Các 'ông lớn' thế giới quản lý rác thải ra sao?

Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Thiếu tội danh hình sự- 'lực cản' trong xử lý tội phạm đa cấp biến tướng

Tin thuế quan 17/4: Thị trường Hoa Kỳ vẫn 'hút' nhà đầu tư Nhật Bản

Chiến sự Nga - Ukraine tối 16/4: Nga cắt đứt tuyến phòng thủ Liman

Chặn bê bối sữa giả: Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế?

Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams