Chủ nhật 29/12/2024 22:10

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...

Trước tình hình khó khăn trong việc /chu-de/doanh-nghiep-viet.topic xuất khẩu hàng đi các nước Đông Âu, Mỹ... khi tình hình địa chính trị thế giới nhiều biến động phức tạp, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, chi phí cao. Hàng tồn kho trong nước do sản xuất khôi phục trở lại đã tăng lên. Trong khi Trung Quốctìm cách tiêu thụ hàng hóa sang các nước khác trong đó có các nước Đông Nam Á, mà thị trường thuận tiện nhất là Việt Nam.

Với lợi thế về các chính sách trợ giá, thuế xuất khẩu, vận chuyển, cùng hệ thống vận chuyển logistics chuyên nghiệp, hiện đại, dẫn tới năng lực cạnh tranh của hàng Trung Quốc về giá, chi phí vận chuyển là khá lớn. Trung Quốc có thế mạnh về hàng điện tử, hàng thời trang cầu kỳ, làm kỹ về kiểu mốt, chất liệu cao cấp... trong khi Việt Nam chỉ có thế mạnh về hàng may mặc phổ thông, thực phẩm bản địa, mỹ phẩm từ thiên nhiên.

Nông sản thực phẩm Việt ngày càng phát triển mở rộng qua các sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, Trung Quốc gia tăng xuất khẩu qua biên giới bằng nền tảng số và thương mại điện tử. Doanh nghiệp Trung Quốc lập các kho hàng ở khu vực biên giới, hoặc có kho hàng ngay tại Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt ngày càng phải ứng phó với các thách thức cạnh tranh.

Trong điều kiện hàng hóa nhất là hàng nông sản thực phẩm Việt ngày càng phát triển mở rộng, nâng cao chất lượng như hiện nay, các sản phẩm OCOP tại các địa phương cũng đang phát triển và được tiêu thụ trực tiếp và trên các nền tảng số, các trang thương mại điện tử, bán hàng qua livestream, Facebook... thì sự xâm nhập của hàng hóa Trung Quốc có thế mạnh qua biên giới như đã nêu ở trên thực sự gây khó khăn cho hàng Việt.

Một lô hàng đi từ Trung Quốc, nhất là các kho tập kết ở các tỉnh biên giới hoặc trong nội địa Việt Nam chỉ mất khoảng 2 - 3 ngày, cộng với mẫu mã đa dạng, phí vận chuyển thấp... trở thành một cuộc cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa Việt Nam và Trung Quốc.

Đứng trước tình hình trên, Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố Việt Nam một mặt đã làm việc với các ngành hữu quan của Trung Quốc, nhất là các tỉnh thành sát biên giới với Việt Nam, nhằm từng bước đảm bảo công bằng trong giao dịch xuyên biên giới.

Trong khi đó, về chủ quan, chúng ta cũng phải chủ động để tiến hành một số giải pháp, đó là: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến bao bì nhãn mác theo quy định của phía bạn; Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...

Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng: Kho bãi, giao thông và phương tiện vận chuyển, đưa công nghệ quản lý mới, tiên tiến vào ứng dụng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nâng cao năng suất lao động trong sản xuất và lưu thông, phân phối; Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm của Việt Nam đủ năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế.

Cùng với đó, các doanh nghiệp cần có sự phấn đấu nỗ lực chủ quan sáng tạo đổi mới là chính, tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ hỗ trợ tư vấn của các bộ, ngành chuyên môn, các địa phương để thực hiện tốt các giải pháp đã nêu ở trên, nhằm từng bước cải thiện cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới trên các nền tảng thương mại điện tử ngày càng tiến bộ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

Cá khoai rim Đầm Sen 'chiếm sóng' thị trường trong nước nhờ thương mại điện tử

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử