Chủ nhật 24/11/2024 08:52

Thúc đẩy quan hệ song phương tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam - UAE

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) đang được đàm phán được kỳ vọng sẽ có tác động vô cùng to lớn đối với quan hệ hợp tác kinh tế.

CEPA - Tạo ra cơ hội kinh doanh mới

Đại sứ Việt Nam tại UAE Nguyễn Mạnh Tuấn nhận định, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao UAE Abdullah bin Zayed bin Sultan Al Nahyan thăm Việt Nam từ ngày 13-14/6 theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, là một sự kiện quan trọng. Chuyến thăm Việt Nam của một Bộ trưởng Ngoại giao UAE sau 7 năm và diễn ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác song phương đang phát triển hết sức tốt đẹp, hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1993-2023).

Đồng thời, Đại sứ Nguyễn Mạnh Tuấn nhấn mạnh, đây là dịp để hai Bộ trưởng Ngoại giao cùng điểm lại các thành tựu tốt đẹp của quan hệ hai nước trên các lĩnh vực sau chặng đường 30 năm phát triển, thể hiện quyết tâm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước; cùng trao đổi biện pháp để mở rộng, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác nhiều mặt, đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới trong thời gian tới.

Đại sứ Nguyễn Mạnh Tuấn và các đại biểu khai mạc Lễ hội quảng bá nông sản và thực phẩm Việt Nam tại hệ thống siêu thị Lulu, UAE

Nhận định về triển vọng kết thúc đàm phán Hiệp định CEPA trong năm nay và ý‎ nghĩa của Hiệp định đối với thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương, Đại sứ Việt Nam tại UAE Nguyễn Mạnh Tuấnb cho rằng, CEPA bao gồm các điều khoản ưu đãi về thương mại và đầu tư, là cơ sở pháp lý‎ cho phát triển quan hệ kinh tế quốc tế vững chắc giữa UAE và quốc gia khác.

Trước đó, ngày 5/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Tiến sĩ Thani bin Ahmed Al Zeyoudi - Quốc vụ khanh phụ trách thương mại quốc tế, Bộ Kinh tế UAE đã tuyên bố khai mạc vòng đàm phán CEPA đầu tiên tại Hà Nội nhân dịp chuyến thăm Việt Nam từ ngày 4-6/6 của Quốc vụ khanh.

Hai bên đều có nhiều tiềm năng lớn trong hợp tác kinh tế: UAE là trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ quốc tế của khu vực Trung Đông, Việt Nam được coi là trung tâm sản xuất hàng hóa quốc tế. Dự báo, hợp tác song phương về thương mại, lao động, đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, logistics, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng sẽ được ưu tiên thúc đẩy sau khi ký CEPA.

Bên cạnh đó, trong buổi tiếp Tiến sĩ Thani bin Ahmed Al Zeyoudi, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã khẳng định đàm phán CEPA là một nội dung ưu tiên và đề nghị phía UAE phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương để thúc đẩy, cố gắng kết thúc đàm phán sớm nhất trong năm nay.

Do vậy, việc hai nước ký CEPA sẽ có ý nghĩa to lớn, là một cột mốc quan trọng, mở ra giai đoạn mới về hợp tác toàn diện, đặc biệt về kinh tế. Hiệp định sẽ là căn cứ pháp lý, tạo ra một nền tảng mới nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác chung về thương mại, đầu tư giữa hai bên, bằng cách giảm hoặc xóa bỏ thuế quan đối với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư.

"Điều này sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh mới, tiếp cận thị trường, thúc đẩy dòng vốn FDI cho cộng đồng doanh nghiệp của cả hai nước" - Đại sứ Việt Nam tại UAE Nguyễn Mạnh Tuấn nhấn mạnh.

Xây dựng và phát triển ngành Halal

Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển kinh tế Hồi giáo Dubai, năm 2023, các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã nhập khẩu 50 tỷ USD, các nước Hồi giáo trên thế giới dự kiến chi khoảng 2,4 nghìn tỷ USD cho các sản phẩm Halal và tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu đạt tới 7.000 tỷ USD năm 2022 và dự kiến tăng lên mức khoảng 10.000 tỷ USD trước năm 2028. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal phân bổ rộng khắp trên thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo.

Đại sứ Việt Nam tại UAE nhận định, hiện nay, UAE là quốc gia hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp Halal, ngoài ra, đây cũng là trung tâm giao dịch thương mại quốc tế và xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước GCC và khu vực Trung Đông, châu Phi. Việt Nam có nguồn lương thực, thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp dồi dào, phong phú, có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang phát triển mạnh.

Việc tăng cường hợp tác với UAE trong tất cả các lĩnh vực trong ngành công nghiệp Halal để thúc đẩy xuất khẩu là rất cần thiết. Trước mắt, "Việt Nam và UAE cần thúc đẩy đàm phán để ký thỏa thuận hợp tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước (chăn nuôi, trồng trọt, đánh bắt và chế biến)" - ông Nguyễn Mạnh Tuấn nhấn mạnh và cho biết .

Tiếp đó, hai bên cần triển khai các bước đi cụ thể như: Xúc tiến công nhận các tiêu chuẩn và thực hành trong lĩnh vực công nhận, chứng nhận và đánh giá cho các đơn vị của Việt Nam; hợp tác với các đơn vị cấp giấy chứng nhận Halal của UAE để có thể cung cấp thông tin đầu vào hữu ích cho cả các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách cung cấp hàng hóa cho thị trường Halal; và hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực về Halal để thống nhất các tiêu chuẩn và cách giải thích về Halal, xây dựng nhân sự có năng lực để xử lý toàn bộ chuỗi giá trị và đảm bảo rằng có sự hài hòa về chứng chỉ Halal toàn cầu.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Ngoại giao

Tin cùng chuyên mục

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

4 năm ký kết Hiệp định RCEP: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Xây dựng hệ sinh thái, tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu da giày